Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình Bài tập 7 trang 22 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức: Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?...

Bài tập 7 trang 22 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức: Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?...

Đọc kĩ toàn bộ đoạn thơ để nhận xét về cấu tứ. Hướng dẫn soạn Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 - Bài 7 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức - Đọc và thực hành Tiếng Việt - Bài 4. Đọc bài thơ sau của Tế Hanh và trả lời các câu hỏi...Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?

Đọc bài thơ sau của Tế Hanh và trả lời các câu hỏi:

BÃO

Cơn bão nghiêng đêm

Cây gãy cành bay lá

Ta nắm tay em

Cùng qua đường cho khỏi ngã

Cơn bão tạnh lâu rồi

Hàng cây xanh thắm lại

Nhưng em đã xa xôi

Và cơn bão lòng ta thổi mãi.

1956

(Nhiều tác giả, Tình bạn, tình yêu – Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1987, tr. 193)

Câu hỏi:

Câu 1

Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ toàn bộ đoạn thơ để nhận xét về cấu tứ.

Lời giải chi tiết :

- Ở bài Bão, nhờ mối liên tưởng thú vị giữa cơn bão của tự nhiên với cơn bão của tâm lí, hình tượng thơ sống dậy, theo đó, những nghịch lý của cuộc đời, của tình yêu đã được khắc họa một cách sống động, sắc nét.

- Nhìn chung, hình thức tự sự đã được nhà thơ Tế Hanh sử dụng rất đắt để soi rọi nguồn cơn của trận bão lòng. Theo những gì được thể hiện trong bài thơ, bão lòng không phải là một hiện tượng tâm lý tự dưng xuất hiện. Nó là hệ quả tự nhiên của tình trạng xa cách trong tình yêu - xa cách sau những gắn bó, mặn nồng.


Câu hỏi:

Câu 2

Câu chuyện về “ta” và “em” nắm tay nhau qua đường trong cơn bão đã đóng vai trò gì trong việc thể hiện tâm trạng và cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ bài thơ và chỉ ra vai trò về việc đưa ra câu chuyện “ta” và “em” trong việc thể hiện tâm trạng và cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Bão có hai khổ. Câu chuyện về “ta” và “em” nắm tay nhau qua đường trong cơn bão được kể trong khổ 1. Nếu xét khổ thơ này một cách độc lập thì có thể nói câu chuyện ở đây hoàn toàn không có gì đặc biệt, chưa nói lên được điều gì đáng kể về tâm trạng và cảm xúc của nhân vật trữ tình, đồng thời, chưa thể gợi lên một chấn động cảm xúc nào ở người đọc.


Câu hỏi:

Câu 3

Đối chiếu từng câu trong khổ thơ 1 với các câu ở vị trí tương ứng trong khổ thơ 2. Qua kết quả đối chiếu, hãy nêu nhận xét của bạn về nét độc đáo của bài thơ trên phương diện tổ chức hình ảnh, hình tượng.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại đoạn thơ, để đưa ra nhận xét về nét độc đáo của bài thơ.

Lời giải chi tiết :

- Giữa các câu thơ của khổ 1 và khổ 2 có sự đối lập về nội dung. Trong khổ 1, cơn bão lớn khiến cây gãy cành, nhân vật “ta” nắm tay em đi trong bão mà không ngã. Đến phần 2, cơn bão tạnh lâu rồi, cảnh vật cũng dần hồi sinh, nhưng nhân vật “ta” không còn nắm tay em nữa, chỉ còn cơn bão lòng ta thổi mãi.

- Hình ảnh cơn bão là thành quả của quá trình không ngừng tìm tòi sáng tạo, của nhà thơ Tế Hanh để điển hình hóa một trạng thái của đời sống tinh thần. Bằng sự ân cần của tình yêu, nhân vật trữ tình ở ngôi thứ nhất trong bài thơ là người chủ động thực hiện một hành động của tình yêu giữa khung cảnh cây gãy cành bay lá của cơn bão. Các yếu tố của một bài thơ trữ tình phong cảnh hiện diện đầy đủ trong khổ thơ có mười chín chữ này, đồng thời vừa thể hiện sự tàn phá của cơn bão, vừa khắc họa sự ấm áp của tình yêu, tình người trong thiên tai. Mỗi câu thơ, từng chi tiết nghệ thuật và các hình ảnh thơ đều tự nhiên, giản dị như gió thổi, lá rơi, chân bước.


Câu hỏi:

Câu 4

Trong bài thơ, cụm từ “cơn bão” được sử dụng ba lần. Lần nào cụm từ này được dùng với nghĩa ẩn dụ? Vì sao bạn xác định như vậy?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại toàn bộ bài thơ tìm ra vị trí của cụm từ “cơn bão”. Tìm ra lần được sử dụng với nghĩa ẩn dụ. Đưa ra lý do cho nhận định đó.

Lời giải chi tiết :

Trong bài thơ, cụm từ “cơn bão” được sử dụng ba lần. Trong đó, lần thứ ba, được dùng với nghĩa ẩn dụ. Em xác định được vì, tác giả đã sử dụng hình ảnh cơn bão để diễn tả cho tình yêu. Tình yêu của nhân vật trữ tình cũng to lớn như cơn bão. Cơn bão ở đây là cơn bão lòng của tình yêu. Cơn bão thiên nhiên còn có giới hạn thời gian còn cơn bão lòng ta cứ thổi mãi.


Câu hỏi:

Câu 5

Phân tích giá trị biểu đạt của từ “xa xôi” trong ngữ cảnh của bài thơ.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại toàn bộ bài thơ nhận ra ngữ cảnh bài thơ từ đó phân tích giá trị biểu đạt của từ “xa xôi”.

Lời giải chi tiết :

Khi đặt từ “xa xôi” trong mối liên hệ với từ “nắm” xuất hiện trước đó ở khổ 1, đồng thời chú ý sự tương phản giữa từ “xa xôi” với các từ ngữ khác ở khổ 2 biểu đạt sự hồi sinh của đất trời sau bão, cụm từ khác. Từ xa xôi” ở đây không thuần túy mang nghĩa chỉ khoảng cách, nó thể hiểu là một không gian rộng lớn mà nó thể hiện sự chia ly. Từ “xa xôi” ở đây là để chỉ việc em không còn ở bên ta (bên anh) - nữa, em đã xa cách ta rồi.


Câu hỏi:

Câu 6

Bài thơ đưa đến cho bạn cảm nhận gì về tình yêu, về khả năng của thơ trong việc thể hiện tình cảm đặc biệt này?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại toàn bộ bài thơ đưa ra cảm nhận cá nhân về tình yêu, khả năng của thơ trong việc thể hiện tình cảm đặc biệt.

Lời giải chi tiết :

Bài thơ Bão là một tác phẩm trữ tình của nhà thơ Tế Hanh, chứa đựng tình cảm thầm kín của ông khiến người đọc rung động sâu sắc, là một trong những áng thơ tình hay của con người biết xúc động, ưu tư trước cuộc sống và tình yêu. Qua bài thơ, ta thấy được tâm hồn phong phú, lãng mạn, sâu sắc và tinh tế của nhà thơ Tế Hanh. Ta thấy được một tình yêu nhiệt thành, lãng mạn nhưng cũng rất tinh tế ẩn sâu trong từng câu chữ.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK