Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình Bài tập 4 trang 20 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức: Người kể chuyện trong văn bản là ai? Việc triển khai câu chuyện theo lời kể của nhân vật này có ý nghĩa gì?...

Bài tập 4 trang 20 SBT Văn 11 - Kết nối tri thức: Người kể chuyện trong văn bản là ai? Việc triển khai câu chuyện theo lời kể của nhân vật này có ý nghĩa gì?...

Đọc kĩ lại cả văn bản, chú ý vào nhan đề để xác định được người kể chuyện và nhận xét về việc triển khai câu chuyện. Gợi ý giải Câu 1, 2, 3, 4, 5 - Bài 4 trang 20 sách bài tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức - Đọc và thực hành Tiếng Việt - Bài 4. Đọc lại văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr...Người kể chuyện trong văn bản là ai? Việc triển khai câu chuyện theo lời kể của nhân vật này có ý nghĩa gì?

Đọc lại văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.122 - 124) và trả lời các câu hỏi:

Câu hỏi:

Câu 1

Người kể chuyện trong văn bản là ai? Việc triển khai câu chuyện theo lời kể của nhân vật này có ý nghĩa gì?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại cả văn bản, chú ý vào nhan đề để xác định được người kể chuyện và nhận xét về việc triển khai câu chuyện.

Lời giải chi tiết :

Dựa vào nhan đề văn bản và lời tự xưng “em” chúng ta xác định được người kể chuyện là người trong cuộc - một trong hai nhân vật chính của truyện thơ. Cách kể này giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.


Câu hỏi:

Câu 2

Xác định đối tượng nghe câu chuyện mà người kể chuyện muốn hướng tới. Người kể chuyện đã bày tỏ thái độ gì đối với họ? Bạn suy nghĩ như thế nào về thái độ này?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại toàn bài thơ, xác định đối tượng người kể chuyện muốn hướng tới. Thái độ với đối tượng đó như thế nào và đưa ra nhận xét bản thân về thái độ đó.

Lời giải chi tiết :

- Đối tượng nghe câu chuyện mà người kể chuyện muốn hướng tới là những người còn sống để họ rút ra bài học. Bằng giọng điệu nhẹ nhàng, người kể chuyện như lời nhắn nhủ, mong các đôi lứa khác được sum vầy, hạnh phúc, không phải chọi số phận bất hạnh như nàng Ờm và chàng Bồng Hương.

- Chúng ta phải hiểu, người kể chuyện ở đây từng là nạn nhân của những sự cấm đoán từ phía người trực tiếp nghe câu chuyện lúc này. Chính vì vậy, người kể chuyện mới thấu hiểu và mong muốn những đôi lứa khác được hạnh phúc, không phải rơi vào kết cục như bản thân.


Câu hỏi:

Câu 3

Việc người kể chuyện kể khá chi tiết về cuộc sống vợ chồng hạnh phúc ở thế giới bên kia ngầm chứa thông điệp gì? Bạn suy nghĩ như thế nào về thông điệp đó?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại toàn văn bản đưa ra nhận xét về thông điệp đưa ra và suy nghĩ của bản thân về thông điệp.

Lời giải chi tiết :

Thái độ của người kể chuyện đối với cuộc sống hiện tại của mình ở thế giới bên kia là một thái độ hài lòng, thể hiện cảm giác hạnh phúc. Từ đây, có thể nhận ra thông điệp ngầm ấn trong lời kể; con người luôn có nhu cầu được yêu, được sống hạnh phúc với người mình yêu và đó là nhu cầu chính đáng, cần được ủng hộ.


Câu hỏi:

Câu 4

Hiện tượng nhiều địa danh xuất hiện trong văn bản cho biết điều gì về mối quan hệ giữa các truyện thơ dân gian với môi trường sống, môi trường văn hóa mà từ đó các truyện thơ dân gian này nảy sinh và phát triển?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại toàn văn bản để xác định các địa danh xuất hiện từ đó rút ra nhận xét về mối quan hệ.

Lời giải chi tiết :

Theo cước chú ở tr. 122 của SGK Ngữ văn 11, tập một, có thể thấy đó là những địa danh có thực. Từ đây, có thể thấy, giữa các truyện thơ dân gian (nói chung) với môi trường sống, môi trường văn hoá có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các truyện thơ dân gian sinh ra và phát triển dựa trên những gì có sẵn, những gì gần gũi với người dân, từ nơi sinh ra, địa điểm đến văn hóa. Tất cả những thứ đó làm nên bài thơ dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa của con người nơi đó.


Câu hỏi:

Câu 5

Đánh giá chung về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ.

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ lại cả văn bản để đưa ra đánh giá về nghệ thuật và nội dung.

Lời giải chi tiết :

- Giá trị nội dung

+ Nội dung tác phẩm chủ yếu phản ánh sự hủ bại của chế độ xã hội cũ. Đó là sự bóc lột và áp bức quyền con người. Tuy nhiên, đâu đó ta cũng thấy được sự phản kháng mạnh mẽ của những người dân.

- Giá trị nghệ thuật

+ Tác phẩm Nàng Ờm nhắn nhủ chứa những nét nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm dân tộc dân gian.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK