Câu 1 (Trang 35, SGK giáo dục thể chất 11 môn bóng rổ):
Phân tích kỹ thuật nhảy ném rổ một tay trên vai.
- Đọc kĩ phần Kiến thức mới (SGK trang 32)
- Phân tích kỹ thuật nhảy ném rổ một tay trên vai
- Kỹ thuật nhày ném rổ một tay trên vai là kỹ thuật thường sử dụng khi đấu thủ tấn công ném rổ bị đấu thủ phòng thủ cản phá hoặc che chắn.
- Tư thế chuẩn bị: Hai chân đứng song song, rộng bằng vai, bàn chân hướng về phía rổ. Chân phải đứng trước, chân trái ngang với nửa sau chân phải, sao cho ngón cái chân phải, khuỷu tay phải, vai phải và ngón trỏ phải nằm trên cùng mặt phẳng với tâm rổ. Hai tay cùng với các ngón tay giữ bóng một cách thoải mái ở vị trí ngang thắt lưng (H.15).
- Thực hiện động tác: Từ tư thế chuẩn bị, bàn tay ném bóng mở rộng tự nhiên, đỡ dưới bóng, điểm tiếp xúc bóng là các ngón tay và chai bàn tay, tay còn lại đặt bên cạnh bóng sao cho hai ngón tay cái tạo thành hình chữ T, đầu gối hơi khuỵu. Tiếp theo, hai tay đưa bóng từ dưới lên trên vai, ngang tầm mắt khuỷu tay cao hay thấp là tuỳ thuộc vào khoảng cách ném bóng tới rõ gần hay xa. Bóng nằm trên phần chai tay và các ngôn của tay ném ra, lòng bàn tay không chạm bóng; tay còn lại đặt ở bên cạnh bóng.Vị trí bóng ở trên vai sao cho hình chiếu của bóng lên mặt sân phải ở ngay sát bàn chân trước. Tay ném rổ không được che mắt, mắt ngắm rõ qua mép trong của tay. Khi ném bóng, khuỵu gối hạ thấp trọng tâm rồi bật nhảy truyền lực qua thân đến tay, đồng thời đẩy tay lên cao. Khi người nhảy lên gần tới điểm cao nhất và thân đã được giữ thăng bằng thì nâng khuỷu tay phải lên cao thả tay trái, dùng sức gập cổ tay, miết các ngón tay phải vào bóng và đẩy bóng đi. Bóng rời tay ở ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay ném bóng, cánh tay duỗi thẳng và tạo một góc khoảng 45° – 60° so với thân người. Bóng rời tay khi thân người ở điểm cao nhất .
- Kết thúc động tác: Sau khi bóng rời tay, hai chân tiếp sân gần vị trí vừa bật nhảy, thân người không lao về trước, hai gối khuỵu nhanh xuống để hoãn xung, trọng lượng dồn đều lên hai chân. Sau đó trở về tư thế chuẩn bị để thực hiện các động tác tiếp theo .
Để học môn này, chúng ta cần trang phục thể dục, giày thể thao, vợt, bóng và các dụng cụ thể thao khác theo yêu cầu từng bài học.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Giáo dục thể chất là một môn học được giảng dạy trong nhà trường, nhằm phát triển thể chất và sức khỏe của học sinh. Môn học này bao gồm các hoạt động thể dục thể thao như: - Thể dục: Các bài tập thể dục giúp rèn luyện sức khỏe, tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai và khả năng phối hợp của cơ thể.
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK