Câu 1 (Trang 8, SGK giáo dục thể chất 11 môn cầu lông):
Các yếu tố tự nhiên có vai trò như thế nào đối với việc luyện tập TDTT?
- Đọc kĩ phần 1b.Sử dụng các yếu tố tự nhiên trong hoạt động TDTT nhằm rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất ( SGK trang 5)
- Chỉ ra vai trò của việc tập luyện TDTT
- Là điều kiện và phương tiện đề tiến hành có hiệu quả các hoạt động TDTT; trực tiếp hoặc gián tiếp cấu thành lượng vận động của buổi tập, của quá trình luyện tập.
- Chi phối việc lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động thể lực, bài tập vận động nhằm đảm bảo tính phù hợp với tình trạng sức khoẻ, trình độ thể lực của người tập.
- Có ảnh hưởng đối với việc lựa chọn thời điểm, thời gian tiến hành các hoạt động GDTC và luyện tập TDTT; là một trong những căn cứ và yêu cầu để hình thành các biện pháp phòng ngừa chấn thương trong luyện tập TDTT và hồi phục sau luyện tập
Câu 2 (Trang 8, SGK giáo dục thể chất 11 môn cầu lông):
Ngoài các yếu tố tự nhiên, hiệu quả của hoạt động luyện tập TDTT còn bị chi phối bởi những yếu tố nào?
- Đọc kĩ phần 2. Sử dụng dinh dưỡng trong luyện tập thể dục thể thao để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất ( SGK trang 6)
- Chỉ ra yếu tố tác động đến hiệu quả của việc tập luyện TDTT
Ngoài các yếu tố tự nhiên, hiệu quả của hoạt động luyện tập TDTT còn bị chi phối bởi việc sử dụng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Câu 3 (Trang 8, SGK giáo dục thể chất 11 môn cầu lông):
Nội dung và yêu cầu cơ bản trong việc sử dụng các yếu tố tự nhiên để luyện tập TDTT là gì?
- Đọc kĩ phần 1b.Sử dụng các yếu tố tự nhiên trong hoạt động TDTT nhằm rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất ( SGK trang 5)
- Chỉ ra nội dung và yêu cầu cơ bản trong việc sử dụng các yếu tố tự nhiên để tập luyện TDTT
Để sử dụng có hiệu quả các yếu tố tự nhiên, quá trình luyện tập TDTT cần đáp ứng những yêu cầu sau:
- Sử dụng các yếu tố có lợi của môi trường tự nhiên một cách thường xuyên để tăng cường hiệu quả hoạt động TDTT; tích cực, chủ động triển khai các biện pháp nhằm hạn chế những tác động bất lợi của môi trường tự nhiên đối với quá trình rèn luyện sức khoẻ và phát triển các tố chất thể lực.
- Nội dung, kế hoạch luyện tập và lượng vận động phải được lựa chọn, điều chỉnh phủ hợp với đặc điểm cá nhân (lứa tuổi, giới tính, trình độ thể lực), đặc điểm khí hậu, thời tiết của vùng miền.
- Đối với các môn thể thao ngoài trời, chủ động giảm khối lượng bài tập khởi động trong điều kiện nắng nóng (do không cần phải làm nóng cơ thể nhiều), tăng khối lượng bài tập khởi động trong điều kiện giá lạnh (do cơ, dây chằng bị giảm khả năng co giãn).
Câu 4 (Trang 8, SGK giáo dục thể chất 11 môn cầu lông):
Nhu cầu dinh dưỡng trong việc luyện tập TDTT như thế nào?
- Đọc kĩ phần 2b. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể (SGK trang 7)
- Nêu ra nhu cầu dinh dưỡng trong việc tập luyện TDTT
- Mức tiêu hao năng lượng cho chuyển hoá cơ sở của một người phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tinh, trọng lượng và cấu trúc cơ thể, nhiệt độ môi trường,...
- Năng lượng tiêu hao cho hoạt động thể lực là năng lượng đáp ứng nhu cầu đi lại, sinh hoạt và lao động. Mức tiêu hao năng lượng cho hoạt động thể lực phụ thuộc vào điều kiện và nhu cầu hoạt động cá nhân, đặc điểm và tinh chất của hoạt động lao động,...
- Đề bù đắp năng lượng đã tiêu hao cho các hoạt động cơ bản của sự sống (gồm chuyển hoá cơ sở và hoạt động thể lực), cơ thể con người luôn có nhu cầu được cung cấp năng lượng từ thức ăn dưới dạng chất đạm, chất béo và chất bột đường.
Câu 5 (Trang 8, SGK giáo dục thể chất 11 môn cầu lông):
Sử dụng dinh dưỡng trong quá trình luyện tập TDTT cần thực hiện những yêu cầu nào?
- Đọc kĩ phần 2c. Sử dụng dinh dưỡng trong tập luyện TDTT (SGK trang 8)
- Nêu ra những yêu cầu của việc sử dụng dinh dưỡng trong quá trình tập luyện TDTT
- Đủ về số lượng, đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể (đảm bảo chế độ ăn 3 bữa trong một ngày).
- Các chất dinh dưỡng cơ bản phải phù hợp với nhu cầu của cơ thể: Khẩu phần ăn mỗi
bữa cần đa dạng về loại thực phẩm với đủ các nhóm chất.
- Đảm bảo cân bằng năng lượng: Bổ sung năng lượng đã tiêu hao, đáp ứng nhu cầu năng lượng theo độ tuổi, giới tính và đặc điểm hoạt động của môn thể thao được lựa chọn để luyện tập.
Để học môn này, chúng ta cần trang phục thể dục, giày thể thao, vợt, bóng và các dụng cụ thể thao khác theo yêu cầu từng bài học.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Giáo dục thể chất là một môn học được giảng dạy trong nhà trường, nhằm phát triển thể chất và sức khỏe của học sinh. Môn học này bao gồm các hoạt động thể dục thể thao như: - Thể dục: Các bài tập thể dục giúp rèn luyện sức khỏe, tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai và khả năng phối hợp của cơ thể.
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK