Trang chủ Lớp 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức Chủ đề 7. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật Em hãy xử lý các tình huống sau:Từ ngày được bổ nhiệm làm Giám đốc công ty và có thu nhập cao nên bố của T yêu cầu mẹ của T dừng công việc giảng...

Em hãy xử lý các tình huống sau:Từ ngày được bổ nhiệm làm Giám đốc công ty và có thu nhập cao nên bố của T yêu cầu mẹ của T dừng công việc giảng...

Đọc các tình huống và xử lý tình huống Hướng dẫn giải , Luyện tập 3 - Bài 9. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức.

Trả lời Luyện tập 3 trang 59 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy xử lý các tình huống sau:

a. Từ ngày được bổ nhiệm làm Giám đốc công ty và có thu nhập cao nên bố của T yêu cầu mẹ của T dừng công việc giảng dạy tại trường trung học phổ thông và ở nhà để chăm lo việc gia đình. Mẹ của T không đồng ý.

1/ Theo em yêu cầu của bố T có vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật không? Vì sao?

2/ Theo em, để đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ trong gia đình, bố của T cần phải làm gì?

3/ Nếu là T, em sẽ giải thích cho bố như thế nào?

b. Nhà P có hai anh em. P đang học Trường Đại học G (theo đúng nguyện vọng của bản thân), còn người em gái của P có nguyện vọng học Trường Đại học Thể dục - Thể thao vì rất thích đá bóng, nhưng bố mẹ P không đồng ý và yêu cầu em phải thi vào Trường Đại học Sư phạm để tiếp nối truyền thống của gia đình.

1/ Theo em, bố mẹ P có vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật không? Vì sao?

2/ Nếu là P hoặc là em gái của P, em sẽ giải thích với bố mẹ như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Đọc các tình huống và xử lý tình huống.

Lời giải chi tiết :

* Tình huống a.

1/ Yêu cầu của bố T là vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Vì Hiến pháp năm 2013 nêu rõ:

- “Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” (Khoản 2 Điều 16).

- “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc” (Khoản 1 Điều 35).

2/ Để đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ trong gia đình, bố T cần:

- Bàn bạc, thảo thuận và tôn trọng quyết định của mẹ T về công việc, nơi làm việc.

- Yêu thương, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ các thành viên trong gia đình.

- Cùng chia sẻ, giúp đỡ mẹ T thực hiện các công việc trong gia đình.

3/ Nếu là T, em sẽ giải thích với bố rằng: “Việc tự do làm việc, lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc của mọi công dân đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Do đó, việc bố yêu cầu mẹ phải nghỉ việc ở trường để về chăm sóc gia đình là không phù hợp và trái với pháp luật. Bố không nên làm như vậy. Bên cạnh vấn đề về pháp luật, con nghĩ rằng: đối với bất kì ai, gia đình luôn chiếm giữ vị trí quan trọng, thiêng liêng; tuy nhiên, công việc cũng là một phần trong cuộc sống. Với mẹ, công việc giảng dạy không chỉ thể hiện niềm đam mê, vị trí xã hội mà còn cùng với bố kiếm thêm thu nhập để lo cho gia đình. Bao năm qua, mẹ đã làm rất tốt việc sắp xếp thời gian để vừa có thể chăm sóc chu toàn cho gia đình vừa hoàn thành tốt công việc giảng dạy. Vì vậy, con tin rằng bố sẽ lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng quyết định của mẹ về vấn đề này”.

* Tình huống b.

1/ Bố mẹ P đã vi phạm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Vì bố mẹ P đã có thái độ và hành động ép buộc em gái P đăng kí thi vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội - trái với mong muốn và nguyện vọng của em ấy.

2/ Nếu là P hoặc em gái P, em sẽ giải thích với bố mẹ rằng:

- Việc tự do lựa chọn nghề nghiệp của công dân đã được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Vì vậy, việc bố mẹ ép em gái theo học trường Đại học Sư phạm Hà Nội là hành vi trái với pháp luật. Bố mẹ không nên làm như vậy.

- Mặt khác, nếu học tập không đúng với đam mê, sở thích thì cũng không có động lực để cố gắng và khó đạt được kết quả cao.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về kinh tế, pháp luật.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học

Nguồn : Thư viện pháp luật

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK