Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi...

1/ Đọc các thông tin, trường hợp và nêu được lợi ích của việc thực hiện tốt quyền bình đẳng Trả lời , Câu hỏi mục 2 - Bài 9. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 - Kết nối tri thức.

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 57 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

image

1/ Em hãy cho biết việc thực hiện tốt quyền bình đẳng của công dân đã mang lại những lợi ích gì cho bản thân chị V, anh A và xã hội?

2/ Việc Nhà nước ban hành và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

3/ Theo em, nếu không quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì cho công dân và cho xã hội?

Hướng dẫn giải :

1/ Đọc các thông tin, trường hợp và nêu được lợi ích của việc thực hiện tốt quyền bình đẳng của công dân đã mang lại cho bản thân chị V, anh A và xã hội.

2/ Nêu được ý nghĩa của việc Nhà nước ban hành và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

3/ Chỉ ra hậu quả của việc không quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật.

Lời giải chi tiết :

1/ - Trường hợp 1: Việc thực hiện tốt quyền bình đẳng của công dân đã giúp cho chị V được hưởng quyền học tập; quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội. Và với tư cách là đại biểu Quốc hội khóa XV, chị V đã có nhiều ý kiến, kiến nghị về chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân.

- Trường hợp 2: Việc thực hiện tốt quyền bình đẳng của công dân đã giúp cho anh A được hưởng quyền học tập và lao động, cống hiến cho xã hội.

2/ Đồng bào các dân tộc thiểu số thường sinh sống tại những địa bàn còn nhiều khó khăn về kinh tế; thông tin liên lạc và cơ sở vật chất cho giáo dục còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu hơn so với các khu vực khác trong cả nước; mặt khác, do kinh tế khó khăn và nhận thức của một bộ phận đồng bào còn hạn chế, nên nhiều gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con, em. Vì vậy, việc nhà nước Việt Nam ban hành và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Những chính sách ưu tiên này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa,… có thể tiếp tục học tập, lĩnh hội tri thức như mọi công dân khác. Qua đó, góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước.

3/ Nếu không quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thì sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, như:

- Tạo ra sự bất bình đẳng giữa các công dân; khiến cho các công dân không được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, không được phát triển đầy đủ và toàn diện.

- Sự tôn nghiêm của Hiến pháp và pháp luật bị xâm phạm.

- An ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội bị đe dọa.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về kinh tế, pháp luật.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (ở cấp trung học phổ thông) là môn học lựa chọn, dành cho những học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật,... hoặc có sự quan tâm, hứng thú đối với môn học

Nguồn : Thư viện pháp luật

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK