Dựa vào thông tin ở mục 1 và kiến thức đã học ở bài 9, hãy:
Nêu mục tiêu của ASEAN.
So sánh mục tiêu của ASEAN với EU.
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
* Mục tiêu của ASEAN
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá các nước thành viên, thu hệp khoảng cách phát triển.
Thúc đẩy hoà bình và ổn định khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học,…).
Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.
Mục tiêu chung là đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển.
* So sánh mục tiêu của ASEAN và EU
- Giống nhau:
Liên minh, hợp tác cùng phát triển về kinh tế - văn hoá – xã hội.
Hợp tác, phát triển tăng khả năng cạnh tranh với các nước ngoại khối.
- Khác nhau:
EU là tổ chức liên kết châu lục, hợp tác toàn diện và có ảnh hưởng lớn. ASEAN là tổ chức liên kết khu vực và đang phát triển.
EU chủ trương liên kết về kinh tế, sau đó mới liên kết về chính trị, đối ngoại, an ninh chung ( đặc biệt là có sử dụng chung đồng tiền ERUO). ASEAN liên kết về kinh tế, chính trị.
Dựa vào thông tin mục 2, hãy trình bày cơ chế hoạt động của ASEAN.
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
Nguyên tắc chủ đạo và phương thức hoạt động của ASEAN là không can thiệp vào công việc nội bộ, tham vấn và ra quyết định bằng đồng thuận.
Từ thông tin trong bài, ta có thể khái quát cơ chế tổ chức, hoạt động của ASEAN thông qua sơ đồ sau:
Dựa vào thông tin mục II, hãy trình bày một số hợp tác về kinh tế, văn hoá, y tế giữa các nước.
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
* Hợp tác về kinh tế
- Hợp tác nội khối
Thông qua các diễn đàn như diễn đàn kinh tế ASEAN
Thông qua các hiệp ước, hiệp định như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
Thông qua các cuộc hội nghị như Hội nghị Bộ trường Kinh tế ASEAN
Thông qua các chương trình, dự án như hợp tác giữa các nước thành viên về phát triển giao thông vận tải.
- Hợp tác ngoại khối:
Các quốc gia ASEAN đã và đang tích cực đẩy mạnh hợp tác kinh tế với nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, thông qua:
Triển khai nhiều hình thức liên kết kinh tế, thương mại với nhiều đối tác lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU,…
Thành lập các quỹ hợp tác khu vực và quốc tế như: Quỹ hợp tác đầu tư ASEAN – Trung Quốc, Quỹ liên kết ASEAN – Nhật Bản, Quỹ hợp tác ASEAN – Hàn Quốc,…
* Hợp tác về văn hoá
Hợp tác về văn hoá thông qua xây dựng Cộng đồng văn hoá – xã hội ASEAN (ASCC) với mục tiêu xây dựng một cộng đồng ASEAN hài hoà, đoàn kết, chia se và hướng tới người dân,…
Hợp tác văn hoá ASEAN hướng tới xây dựng một cộng đồng văn hoá “thống nhất trong đa dạng”. Các hoạt động hợp tác tiêu biểu: Diễn đàn Văn hoá Thanh niên ASEAN, Dự án hợp tác văn hoá đa dân tộc ASEAN, Liên hoan Âm nhạc truyền thống các nước ASEAN, Liên hoan Phim ASEAN,…
* Hợp tác về y tế, giáo dục
Các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục cũng thường xuyên được trao đổi thông tin, cải cách thể chế, phát triển các quan hệ đối tác được Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục (ASED) giám sát.
Hình thành các mạng lưới trường đại học, tổ chức các Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục,…Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia ngoài ASEAN, đặc biệt là các quốc gia Đông Á.
Về Y tế, các quốc gia đã thành lập Kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp khu vực (năm 2020), Quỹ ASEAN ứng phó Covid 19,…
Dựa vào thông tin mục III, hãy phân tích các thành tựu và thách thức của ASEAN.
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
* Thành tựu
a) Về kinh tế
Là lĩnh vực có những bước tiến quan trọng và hiện là động lực đẩy nhanh tiến trình liên kết khu vực.
Trở thành một khu vực kinh tế năng động và có tốc độ phát triển cao trên thế giới.
Tiếp đó, ASEAN đã xác định 12 lĩnh vực ưu tiên hội nhập sớm để đẩy mạnh hơn nữa thương mại nội khối.
Kim ngạch thương mại nội khối hiện đạt khoảng 300 tỷ USD và chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch thương mại của ASEAN.
b) Về Chính trị - An ninh
Đây là lĩnh vực có nhiều hoạt động hợp tác nổi trội và là nhân tố quan trọng bảo đảm hòa bình và ổn định ở khu vực. Trước hết, sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN ngày càng gia tăng thông qua nhiều hoạt động đa dạng, trong đó có việc duy trì tiếp xúc thường xuyên ở các cấp, nhất là giữa các vị Lãnh đạo Cấp cao.
ASEAN cũng tích cực đẩy mạnh hợp tác với nhau và với các đối tác bên ngoài thông qua nhiều khuôn khổ, hình thức và biện pháp khác nhau, nhằm đối phó với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống như khủng bố quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, thiên tai, bệnh dịch, ...
c) Về văn hoá – xã hội
Các hoạt động hợp tác chuyên ngành ngày càng được mở rộng với rất nhiều chương trình/dự án khác nhau trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục-đào tạo, khoa học – công nghệ, môi trường, y tế, phòng chống ma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em, HIV/AIDS, bệnh dịch…
Các hoạt động hợp tác này đã hỗ trợ cho các nước thành viên nâng cao khả năng giải quyết các vấn đề liên quan, đồng thời giúp tạo dựng thói quen hợp tác khu vực, nâng cao nhận thức và ý thức cộng đồng ASEAN.
* Thách thức
Đến nay, ASEAN vẫn là một hiệp hội khá lỏng lẻo, tính liên kết khu vực còn thấp; sự đa dạng vẫn còn lớn, nhất là về chế độ chính trị-xã hội và trình độ phát triển giữa các nước thành viên.
ASEAN đề ra nhiều chương trình và kế hoạch hợp tác nhưng kết quả thực hiện còn hạn chế; tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động cồng kềnh, kém hiệu quả, nhất là việc tổ chức và giám sát thực hiện cam kết.
Việc duy trì đoàn kết và thống nhất ASEAN cũng như vai trò chủ đạo của Hiệp hội ở khu vực thường gặp không ít khó khăn và thách thức, do tác động của nhiều nhân tố khác nhau.
Tình hình nội bộ của một số nước cũng như quan hệ giữa các nước thành viên với nhau thường nảy sinh những vấn đề phức tạp, ảnh hưởng đến đoàn kết, hợp tác và uy tín của ASEAN.
Dựa vào thông tin mục IV, hãy:
Chứng minh sự hợp tác đa dạng của Việt Nam trong ASEAN.
Nêu vài trò của Việt Nam trong ASEAN.
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
* Sự hợp tác đa dạng của Việt Nam với ASEAN
Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Đến nay, Việt Nam đã tham gia hợp tác ở tất cả các lĩnh vực của ASEAN như kinh tế, văn hoá, khai thác tài nguyên và môi trường, an ninh khu vực,…
- Về kinh tế: Xây dựng triển khai các thoả thuận hợp tác kinh tế đối nội. Tham gia diễn đàn Kinh tế ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Diễn đàn Du lịch ASEAN, Hiệp định Thương mại Hàng hoá ASEAN,…
- Về văn hoá: Thông qua các diễn đàn như Diễn đàn Văn hoá Thanh niên ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Văn hoá ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hoá – Xã hội ASEAN (ASCC),Thông qua các dự án hợp tác như Dự án hợp tác văn hoá đa dân tộc ASEAN,…
- Về khai thác tài nguyên và môi trường: Dự án về hợp tác mạng lưới điện ASEAN, Hội nghị Bộ trường Môi trường ASEAN, Chương trình nghị sự phát triển bền vững,…
- Về An ninh – Quốc phòng: Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN,…
- Về các hoạt động văn hoá, thể dục, thể thao: Giao lưu văn hoá, nghệ thuật ASEAN mở rộng; Tham dự Đại hội Thể thao Đông Nam Á ( Sea Games ),…
* Vai trò của Việt Nam với ASEAN
- Việt Nam thể hiện vai trò mở rộng khối bằng việc thúc đẩy sự kết nạp các nước Lào, Mi-an-ma và Cam-pu-chia và ASEAN
- Đảm nhiệm vị trí Chủ tịch luân phiên của ASEAN vào các năm 2010 và 2020
- Cùng các nước ASEAN mở rộng quan hệ hợp tác nội khối, khu vực và quốc tế
- Đăng cai tổ chức thành công nhiều hội nghị, tiêu biểu là Hội nghị Cấp cao ASEAN (Năm 1998, 2010, 2020), Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục ASEAN (Năm 2022),…
- Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và giải quyết các vấn đề của khu vực, quảng bá hình ảnh ASEAN, thúc đẩy giáo dục về biến đổi khí hậu,…
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK