Dựa vào nội dung mục I, hãy trình bày và giải thích tình hình phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á.
Đọc và nghiên cứu kỹ số liệu, thông tin trong hình và kiến thức được học trong bài
* Tình hình phát triển kinh tế
Đông Nam Á là một trong những khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao hơn mức trung bình của thế giới.
a) Quy mô GDP
- GDP của các quốc gia Đông Nam Á có xu hướng tăng trong giai đoạn 2000 – 2020 ( Tổng giá trị GDP năm 2020 gấp 5 lần năm 2000 ).
- Tuy nhiên do có sự khác nhau về trình độ phát triển và nguồn lực nên giữa các nước có chênh lệch về quy mô nền kinh tế. ( Tỉ trọng GDP năm 2020 của Indonesia lớn gấp 3 lần so với Malaixia; Thái Lan lớn gấp 17 lần so với Campuchia; …).
b) Tăng trưởng kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng GDP của Đông Nam Á thuộc loại cao trên thế giới.
- Từ năm 2019, tốc độ tăng có sự biến động do tác động của Covid 19.
=> Sự tăng trưởng kinh tế gắn với vấn đề ổn định xã hội, bảo vệ môi trường đang là một trong những thách thức lớn đối với các nước trong khu vực.
c) Cơ cấu ngành kinh tế
- Cơ cấu ngành kinh tế đang có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá.
- Cơ cấu GDP của Đông Nam Á chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, III.
- Tuy nhiên, Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, trong khi đó đây là lại nơi có nhiều quốc gia thành viên trong gia đoạn đang phát triển nên tỉ trọng ngành nông nghiệp vẫn cao hơn so với một số khu vực khác.
Khai thác thông tin mục 1 và hình 12.2, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành nông – lâm – thuỷ sản của khu vực Đông Nam Á.
Đọc và nghiên cứu kỹ số liệu, thông tin trong hình và kiến thức được học trong bài
* Sự phát triển và phân bố ngành nông – lâm – thuỷ sản của khu vực Đông Nam Á.
a. Nông nghiệp
Nông nghiệp ĐNÁ là nền nông nghiệp nhiệt đới, có lịch sử phát triển từ lâu đời
Với vị trí địa lý thuận lợi, đất đai màu mỡ, diện tích mặt nước lớn, nguồn lao động dồi dào,… tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển
Nông nghiệp đang phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá với trình độ thâm canh và chuyên môn hoá ngày càng cao, đồng thời áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất
Trồng lúa nước:
Vai trò: Lúa nước là cây lương thực truyền thống và quan trọng của Đông Nam Á.
Tình hình phát triển:
Sản lượng lương thực không ngừng tăng lên.
Thái Lan và Việt Nam trở thành những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới.
Phân bố: Một số vùng trồng lúa nước chủ yếu: Đồng bằng sông Mê Công, Đồng bằng sông Mê Nam, Đồng bằng sông Hồng,…
Trồng cây công nghiệp:
Vai trò: Xuất khẩu thu ngoại tệ.
Sản lượng các cây công nghiệp không ngừng tăng lên.
Phân bố:
Cao su: Thái Lan, Indonexia, Malaixia, Việt Nam
Cà phê, hồ tiêu: Việt Nam, Indonexia, Malaixia,…
Cây lấy dầu, lấy sợi: Thái Lan, Việt Nam, Indonexia
Cây ăn quả: phân bố ở hầu khắp các nước.
Chăn nuôi gia súc, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản
Chăn nuôi gia súc:
Chưa trở thành ngành chính
Số lượng gia súc khá lớn
Phân bố:
Trâu, bò: Mianma, Indonexia, Thái Lan,…
Lợn: Việt Nam, Philippin, Thái Lan,…
Chăn nuôi gia cầm:
Đông Nam Á là khu vực nuôi nhiều gia cầm: gà, vịt, ngan,…
b. Lâm nghiệp
- Lâm nghiệp là ngành kinh tế quan trọng của một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
- Sản lượng gỗ tròn khai thác của khu vực có xu hướng tăng, năm 2020 đạt 299,1 triệu m3 (chiếm khoảng 7,7% tổng sản lượng gỗ tròn khai thác toàn thế giới).
- Hiện nay, ĐNÁ đang hướng tới giảm khai thác gỗ rừng tự nhiên, tăng diện tích và sản lượng khai thác gỗ rừng trồng, xây dựng và bảo vệ các vườn quốc gia để hướng tới phát triển lâm nghiệp bền vững và bảo tồn sinh học.
c. Thuỷ sản
- Là ngành kinh tế truyền thống và đang được đẩy mạnh phát triển. Năm 2020, ĐNÁ đóng góp khoảng 25% tổng sản lượng thuỷ sản toàn cầu.
- Sản phẩm chủ yếu: tôm, cá ngừ đại dương, cá da trơn,…
- Phân bố ở hầu hết các quốc gia: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Việt Nam,…
- Hoạt động khai thác của các quốc gia đang hướng tới phát triển theo hướng CNH – HĐH.
Khai thác thông tin mục 2 và hình 12.3, hãy trình bày và giải thích sự phát triển của các ngành công nghiệp khu vực Đông Nam Á.
Đọc và nghiên cứu kỹ số liệu, thông tin trong hình và kiến thức được học trong bài
Công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế ĐNÁ: thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hoá – hiện đại hoá, tạo nhiều việc làm, tăng nguồn thu nhập,…
ĐNÁ có điều kiện để phát triển ngành công nghiệp như: vị trí nằm trên đường hàng hải quốc tế, giàu tài nguyên-khoáng sản, nguồn lao động dồi dào,…
Trong cơ cấu kinh tế của khu vực, ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng khá cao, tuy nhiên nhiều quốc gia vẫn còn phụ thuộc nước ngoài về vốn, quy trình công nghệ,…
Ngành công nghiêp đang chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học-công nghệ cao và đang trở thành những ngành được coi là động lực chính, mũi nhọn để phát triển kinh tế như:
Công nghiệp khai thác: than, dầu mỏ, khí tự nhiên, quặng kim loại,…
Công nghiệp điện tử - tin học: máy vi tính, điện tử dân dụng, thiết bị truyền thông,…
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: dệt may, da-giày, văn phòng phẩm,…
Công nghiệp thực phẩm: gạo, café, cao su, rau củ quả,…
Dựa vào thông tin mục 3, hãy trình bày và giải thích sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ của khu vực Đông Nam Á.
Đọc và nghiên cứu kỹ số liệu, thông tin trong hình và kiến thức được học trong bài
* Sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ của khu vực Đông Nam Á.
a. Du lịch
- Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên phong phú đa dạng cùng với nhiều nền văn hoá đặc sắc là những điều kiện thuận lợi để phát triển dịch vụ khu vực này
- Ngành dịch vụ có cơ cấu đa dạng, không ngừng phát triển, hệ thống cơ sở - hạ tậng, vật chất kỹ thuật từng bước mở rộng, nâng cấp và hiện đại hoá.
- Ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong kinh tế ĐNÁ. Năm 2019, đã đóng góp hơn 393 tỉ USD vào GDP của khu vực.
- Các quốc gia có ngành du lịch phát triển mạnh là: Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po,…
b. Ngành giao thông vận tải
- GTVT được chú ý phát triển và hiện đại hoá nhằm phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân các nước và thu hút sự đầu tư của nước ngoài.
- Đặc điểm địa hình đa dạng, phát triển nhiều loại hình giao thông vận tải như đường ô tô, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không,…
- Hiện nay, các thành tựu khoa học-công nghệ đang được áp dụng rộng rãi như công nghệ cầu đường, phát triển phương tiện giao thông không người lái,…
c. Ngành thương mại
- Thương mại có vai trò điều tiếtm thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển.
- Hoạt động nội thương nhộn nhịp ở khu vực đông dân cư và kinh tế phát triển, cụ thể là mạng lưới chợ và hệ thống siêu thị. Phát triển mạnh ở một số quốc gia như: Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan và Ma-lay-xi-a.
- Hoạt động ngoại thương là then chốt đối với tất cả các quốc gia trong khu vực. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là nguyên liệu, nhiên liệu thô, linh kiện và thiết bị điện tử,…Phát triển mạnh ở các quốc gia như: Xin-ga-po, Thái Lan, Việt Nam, …
- Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành thương mại điện tử cũng dần phát triển mạnh thông qua giao dịch mua bán, thanh toán điện tử,…
d. Tài chính – ngân hàng
- Tài chính – ngân hàng của hầu hết các quốc gia trong khu vực đang trong quá trình hội nhập và phát triển, đang dần trở thành động lực thúc đẩy kinh tế các nước trong khu vực.
- Những thuận lợi về nguồn lao động và thị trường quy mô lớn đang thúc đẩy sự phát triển nhanh và đa dạng của ngành.
- Các trung tâm tài chính lớn trong khu vực như: Xin-ga-po, Gia-các-ta, Băng-cốc, TP Hồ Chí Minh,…
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK