Dựa vào thông tin mục I và hình 20.1, hãy:
Nêu đặc điểm phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lý Liên bang Nga.
Phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga.
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
* Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ Liên Bang Nga:
Nằm ở phía bắc lục địa Á – Âu với diện tích khoảng 17 triệu km2 là quốc gia có diện tích lớn nhất thế giới.
Lãnh thổ Liên bang Nga bao gồm phần lớn đồng bằng Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á cùng với phần lãnh thổ Ca-li-nin-grat, nằm biệt lập ở phía tây giữa Ba Lan và Lít-va.
LBN có đường bờ biển gần 38 000km, tiếp giáp Thái Bình Dương ở phía đông, Bắc Bắc Dương ở phía bắc và nhiều biển khác.
Đường biên giới trên đất liền khoảng 20 000km và tiếp giáp với 14 quốc gia.
Lãnh thổ trên đất liền của LBN kéo dài từ 41ºB đến 77ºB và 27ºĐ đến 169ºT.
* Ảnh hưởng của vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ đến phát triển kinh tế Liên Bang Nga
Thuận lợi giao thương kinh tế - xã hội với các quốc gia châu Á, Âu và cả Bắc Phi, Bắc Mỹ.
Với lãnh thổ trài dài từ tây sang đông nên LBN có nhiều múi giờ.
Tuy nhiên, do LBN nằm ở khu vực có khí hậu không thuận lợi nên gây khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội
Dựa vào nội dung mục II và hình 20.1, hãy:
Trình bày khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Liên bang Nga.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn của một điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga.
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
* Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Liên Bang Nga
1) Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
a) Địa hình và đất đai
Địa hình đa dạng, thấp dần từ đông sang tây.
Lãnh thổ chia làm 2 phần:
Phía tây gồm hai đồng bằng là đồng bằng Đông Âu gồm các vùng đất cao và đồi thoải xen với các vùng đất thấp và thung lũng và đồng bằng Tây Xi-bia là vùng đồng băng thấp, bằng phẳng ngăn cách nhau bằng dãy U-ran – ranh giới tự nhiên giữa châu Á và châu Âu.
Phía đông là vùng núi và cao nguyên Trung Xi-bia với địa hình phức tạp, nhiều dãy núi cao.
b) Khí hậu
LBN chủ yếu thuộc đới khí hậu ôn đới và có sự phân hoá vùng miền
Phần lớn lãnh thổ có khí hậu ôn đới lục địa nhưng phía tây ôn hoà hơn phía đông;
Vùng ven Bắc Băng Dương có khí hậu cực và cận cực lạnh giá quanh năm;
Ven Thái Bình Dương có khí hậu ôn đới gió mùa, một bộ phận phía nam có khí hậu cận nhiệt
2) Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, gồm nhiều loại như: dầu mỏ, khí tự nhiên,sắt, vàng, thiếc, kim cương,…
Tài nguyên biển lớn, giàu tiềm năng phát triển kinh tế biển.
Rừng chiếm gần /2 diện tích đất nước, có nhiều thú lông quý và động vật quý hiếm như: Hổ, Sơn Dương, Gấu,…
3) Sông, hồ và biển
LBN có hệ thống sông ngòi khá phát triển, có giá trị nhiều về mặt giao thông đường thuỷ, thuỷ điện, cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.
LBN cũng có nhiều hồ lớn có giá trị về thuỷ sản, du lịch và bảo vệ tự nhiện.
Tài nguyên sinh vật biển phong phú với nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Nhiều vùng biển có tiềm năng phát triển ngành khai thác thuỷ sản, phát triển giao thông vận tải biển, thương mại và du lịch biển.
* Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đến phát triển kinh tế - xã hội Liên Bang Nga
LBN có diện tích đất nông nghiệp và đồng cỏ lớn trên 200 triệu Ha
Đồng bằng Đông Âu có đât đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển ngành nông nghiệp; đồng bằng Tây Xi-bia nơi có nhiều đất đen ôn đới có độ phì nhiêu cao thích hợp để trồng trọt.
Khí hậu nhiều nơi băng giá, khô hạn gây nhiều trở ngại trong sinh hoạt và sản xuất.
Hệ thống sông ngòi lớn, nhưng hầu hết bị đóng băng vào mùa đông nên giao thông đường sông ít phát triển. Mặc dù vậy, vẫn có giá trị về nhiều mặt như thuỷ điện, tưới tiêu, du lịch,…
Tài nguyên khoáng sản phong phú, là nguồn lực tự nhiên giúp LBN phát triển công nghiệp và đẩy mạnh hoạt động ngoại thương.
Dựa vào thông tin mục 1 và hình 20.7, hãy:
Nêu đặc điểm dân cư Liên bang Nga.
Phân tích tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội Liên bang Nga.
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
* Đặc điểm dân cư Liên Bang Nga:
LBN là nước đông dân, đứng thứ 9 thế giới (năm 2020).
Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số thấp, trung bình giai đoạn 2015 – 2020 là 0,05%.
Là quốc gia đa sắc tộc với khoảng 100 dân tộc khác nhau.
Mật độ dân số thấp, chưa đến 9 người/Km2 (Năm 2020), tuy nhiên phân bố dân cư không đồng đều.
Dân cư tập trung ở phần lãnh thổ thuộc châu Âu và Nam Xi-bia, còn ở những vùng khác dân cư thưa thớt.
Đô thị hoá của LBN ở mức cao. Năm 2020, tỉ lệ dân thành thị là 74,8%.
Cơ cấu dân số LBN được đánh giá là già khi tỉ lệ người trong độ tuổi 0 – 14 giảm, tỉ lệ người trên 65 tuổi đang có xu hướng tăng.
* Tác động của đặc điểm dân cư đến phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga.
Do tỉ suất sinh thấp, cơ cấu dân số già nên vấn đề thiếu hụt lao động trở thành thách thức đối với LBN trong tương lai.
Phân bố dân cư không đồng đều, ở các đô thị thì thiếu việc làm, an sinh xã hội không đảm bảo; ở các vùng thưa dân thì thiếu nhân lực để khai thác tài nguyên.
Dựa vào thông tin mục 2, hãy phân tích ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga.
Đọc và nghiên cứu kỹ các thông tin, số liệu trong hình kết hợp với kiến thức đã được học trong bài.
* Tác động của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội của Liên bang Nga.
LBN có khoảng 100 dân tộc, trong đó người Nga chiếm 80% dân số. Do đó, nền văn hoá LBN rất đa dạng, phong phú và mang đậm đà bản sắc dân tộc như: hội hoa, thơ ca, âm nhạc,… và nhiều di sản văn hoá thế giới.
Giáo dục của LBN cũng rất phát triển, trình độ học vấn cao. Tỉ lệ người biết chữ đạt 99% nguồn lao động có trình độ khoa học – kỹ thuật cao.
Nền tảng khoa hoạc – công nghệ lâu đời là điều kiện thuận lợi cho LBN phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.
Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện
Chỉ số HDI luôn ở mức rất cao (0,830) và chỉ số GNI/người là 10 470 USD (Năm 2020).
Tuy nhiên, Liên bang Nga vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như sự phân hoá trình độ phát triển kinh tế giữa các khu vực và nhiều vấn đề xã hội phức tạp,…
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Địa lý học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng tự nhiên. Môn học này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường sống của mình và những yếu tố ảnh hưởng đến cuộc sống con người, từ đó bảo vệ và phát triển bền vững.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK