Trang chủ Lớp 11 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức Chương 1. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật Bài 6. Hô hấp ở thực vật trang 38, 39, 40, 41, 42, 43 Sinh 11 - Kết nối tri thức: Để thực hiện các hoạt động sống như trao đổi nước, khoáng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản...

Bài 6. Hô hấp ở thực vật trang 38, 39, 40, 41, 42, 43 Sinh 11 - Kết nối tri thức: Để thực hiện các hoạt động sống như trao đổi nước, khoáng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản...

Vận dụng kiến thức giải bài 6. Hô hấp ở thực vật trang 38, 39, 40, 41, 42, 43 SGK Sinh 11 - Kết nối tri thức. Để thực hiện các hoạt động sống như trao đổi nước, khoáng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, … thực vật sử dụng nguồn năng lượng do quá trình nào cung cấp?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 38

MĐ:

Để thực hiện các hoạt động sống như trao đổi nước, khoáng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản,… thực vật sử dụng nguồn năng lượng do quá trình nào cung cấp?

Hướng dẫn giải :

Hô hấp tạo ra năng lượng để duy trì nhiệt độ cho cơ thể và sử dụng cho các hoạt động sống của cây, đồng thời tạo ra các sản phẩm trung gian cung cấp nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ khác trong cơ thể.

Lời giải chi tiết :

Để thực hiện các hoạt động sống như trao đổi nước, khoáng, sinh trưởng, phát triển, sinh sản, ... thực vật sử dụng nguồn năng lượng do quá trình lấy khí O2 thải khí CO2 cung cấp.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 40

Câu hỏi 1:

Nêu khái niệm hô hấp ở thực vật và phân tích vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật.

Hướng dẫn giải :

Hô hấp tạo ra năng lượng để duy trì nhiệt độ cho cơ thể và sử dụng cho các hoạt động sống của cây, đồng thời tạo ra các sản phẩm trung gian cung cấp nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ khác trong cơ thể.

Lời giải chi tiết :

Khái niệm: Hô hấp là quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ phức tạp, phổ biến là carbohydrate thành các chất đơn giản, đồng thời tạo ra ATP và nhiệt năng.

Vai trò của hô hấp: Năng lượng (dưới dạng ATP) sinh ra từ hô hấp được sử dụng cho hầu hết các hoạt động sống của cây như tổng hợp và vận chuyển các chất, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, ... Nhiệt năng được giải phóng ra trong hô hấp giúp duy trì nhiệt độ cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống trong cơ thể thực vật diễn ra một cách bình thường Hô hấp tạo ra các sản phẩm trung gian (đường 3 carbon, pyruvate, ...) là nguyên liệu để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ trong cơ thể như protein, acid béo, ...

Câu hỏi 2:

Con đường hô hấp hiếu khí và lên men gồm những giai đoạn nào? Nguyên liệu và sản phẩm của từng giai đoạn là gì?

Hướng dẫn giải :

Hô hấp hiếu khí là con đường phổ biến ở thực vật, xảy ra trong điều kiện có O2, gồm 3 giai đoạn là đường phân, chu trình Krebs và chuỗi truyền electron. Năng lượng thu được khi phân giải hiếu khí 1 phân tử glucose là 30 - 32 ATP.

Lên men diễn ra trong điều kiện môi trường thiếu O2, gồm 2 giai đoạn là đường phân và lên men; 1 phân tử glucose qua lên men chỉ thu được 2 ATP.

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 41

Câu hỏi 1:

Tại sao để hạt nảy mầm cần cung cấp đủ nước?

Hướng dẫn giải :

Hô hấp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường như nhiệt độ, nước, hàm lượng CO2,… Con người có thể dựa vào hiểu biết về các yếu tố đó để điều khiển quá trình hô hấp ở thực vật theo hướng có lợi trong trồng trọt và bảo quản nông sản.

Lời giải chi tiết :

Nước là dung môi, là môi trường cho các phản ứng hóa học xảy ra, đồng thời hoạt hóa các enzyme hô hấp. Vì vậy, nước trong mô, cơ quan, cơ thể thực vật liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp.

Trong giới hạn nhất định, cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước. Các hạt khô đang ở trạng thái ngủ, nghỉ có hàm lượng nước rất thấp, khi hạt hút nước và nảy mầm thì cường độ hô hấp tăng nhanh. Chính vì vậy, để hạt nảy mầm cần cung cấp đủ nước.

Câu hỏi 2:

Nước, nhiệt độ, hàm lượng O2, CO2 có ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp ở thực vật? Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Hô hấp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường như nhiệt độ, nước, hàm lượng CO2,… Con người có thể dựa vào hiểu biết về các yếu tố đó để điều khiển quá trình hô hấp ở thực vật theo hướng có lợi trong trồng trọt và bảo quản nông sản.

Lời giải chi tiết :

Nước: Nước là dung môi, là môi trường cho các phản ứng hóa học xảy ra, đồng thời hoạt hóa các enzyme hô hấp. Vì vậy, nước trong mô, cơ quan, cơ thể thực vật liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp. Trong giới hạn nhất định, cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước.

Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme hô hấp, từ đó ảnh hưởng đến cường độ hô hấp. Trong giới hạn nhất định, khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp cũng tăng, thúc đẩy sự nảy mầm của hạt, tạo năng lượng cung cấp cho các giai đoạn tiếp theo của cây non.

Hàm lượng O2: Khi O2 là nguyên liệu của hô hấp nên nồng độ O2 ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ hô hấp.

Hàm lượng CO2: Hàm lượng CO2 trong không khí cao sẽ ức chế hô hấp hiếu khí, cây chuyển sang con đường lên men, tạo nhiều sản phẩm độc, gây hại cho cây trồng hoặc làm giảm sức sống của hạt.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 42

Câu hỏi 1:

Sơ đồ hóa các ứng dụng thực tiễn của quá trình hô hấp ở thực vật. Vì sao điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp có thể kéo dài thời gian bảo quản nông sản và góp phần nâng cao năng suất cây trồng?

Hướng dẫn giải :

Hô hấp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường như nhiệt độ, nước, hàm lượng CO2,… Con người có thể dựa vào hiểu biết về các yếu tố đó để điều khiển quá trình hô hấp ở thực vật theo hướng có lợi trong trồng trọt và bảo quản nông sản.

Lời giải chi tiết :

image

Nhờ hiểu biết về hô hấp ở thực vật đã giúp con người vận dụng chúng để đáp ứng nhu cầu của cây trồng, giảm thiểu những yếu tố khiến cây trồng stress. Vì vậy, điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp có thể kéo dài thời gian bảo quản nông sản và góp phần nâng cao năng suất cây trồng

Câu hỏi 2:

Quan sát Hình 6.2, hãy phân tích mối quan hệ giữa 2 quá trình quang hợp và hô hấp ở thực vật.

Hướng dẫn giải :

Hô hấp và quang hợp có mối quan hệ mật thiết, phụ thuộc lẫn nhau. Quang hợp cung cấp nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại.

image

Lời giải chi tiết :

Hai quá trình này liên quan chặt chẽ với nhau, trong đó quang hợp tạo ra chất hữu cơ và O2 cung cấp nguyên liệu cho quá trình hô hấp. Ngược lại CO2 là sản phẩm của hô hấp được sử dụng làm nguyên liệu cho quang hợp.

Hô hấp còn tạo ra các sản phẩm trung gian làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào rễ, tạo điều kiện cho rễ hút nước, cung cấp nguyên liệu cho quang hợp.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 43

Câu hỏi 1:

Tại sao trong quá trình bảo quản nông sản, cần đưa cường độ hô hấp của nông sản về mức tối thiểu?

Hướng dẫn giải :

Hô hấp chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố môi trường như nhiệt độ, nước, hàm lượng CO2,… Con người có thể dựa vào hiểu biết về các yếu tố đó để điều khiển quá trình hô hấp ở thực vật theo hướng có lợi trong trồng trọt và bảo quản nông sản.

Lời giải chi tiết :

Duy trì cường độ hô hấp của nông sản ở mức tối thiểu để sự hao hụt xảy ra ở mức thấp nhất vì hô hấp là quá trình phân giải các chất hữu cơ dự trữ trong các sản phẩm. Bên cạnh đó nếu hô hấp mạnh sẽ là môi trường bảo quản có thể dẫn đến phân giải kị khí làm cho thực phẩm nhanh hỏng hoặc tích lũy các chất có hại.

Câu hỏi 2:

Giải thích cơ sở khoa học của việc ngâm hạt giống vào nước và ủ hạt trước khi gieo trồng.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về sự ảnh hưởng của nước tới quá trình hô hấp ở thực vật.

Lời giải chi tiết :

Hạt phải được ngâm trong nước mới nảy mầm, vì nước là chất tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học trong hô hấp tế bào và thúc đẩy nhanh quấ trình kích thích hạt nảy mầm.

Sau khi ngâm ủ hạt, tức là đã cung cấp đủ nước và nhiệt độ, lúc này bên trong hạt xảy ra phản ứng hóa học, phản ứng này sinh ra các hormone (auxin, gibberellin và cytokinin) kích thích sự phát triển của các tế bào trong chồi và rễ của chồi. Để giúp hạt nhanh nảy mầm, người ta thường ngâm hạt trong dung dịch có các chất này để tăng tính kích thích của hạt.

Câu hỏi 3:

Hãy nêu các biện pháp bảo quản nông sản mà em biết. Giải thích cơ sở khoa học của việc rau trong siêu thị được bảo quản trong túi nylon đục lỗ và để trong tủ mát.

Hướng dẫn giải :

Vận dụng hiểu biết về ảnh hưởng của nhiệt độ đối với quá trình hô hấp ở thực vật.

Lời giải chi tiết :

Một số biện pháp bảo quản nông sản:

- Bảo quản đông lạnh (thịt, rau, ...)

- Sây khô, phơi khô (lúa, ngô, các loại hạt, ...)

- Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí CO2 cao

Cơ sở khoa học của việc rau trong siêu thị được bảo quản trong túi nylon đục lỗ và để trong tủ mát:

- Túi nylon đục lỗ được sử dụng vì nó cho phép lưu thông khí giúp rau hô hấp dễ dàng hơn và duy trì độ ẩm rau. Rau cần khí oxy để thực hiện qusa trình hô hấp để duy trì sự sống, và trong quá trình này, nó tiêu thụ oxy và thải khí CO2. Nếu rau bị bao phủ kín, lượng oxy có thể giảm và lượng CO2 tăng lên, gây hại cho rau.

- Việc để rau trong tủ mát có thể giúp kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản rau là khoảng từ 0 - 50C. vì ở nhiệt độ này, quá trình hô hấp chậm lại, giúp giữ cho rau tươi lâu hơn.

Câu hỏi 4:

Hãy giải thích vai trò của hô hấp đối với sự hút nước và khoáng của cây. Hiểu biết này có ý nghĩa gì trong trồng trọt?

Hướng dẫn giải :

Vận dụng kiến thức về vai trò của quá trình hô hấp ở thực vật.

Lời giải chi tiết :

Quá tình hấp thụ nước và chất khoáng liên quan chặt chẽ với quá trình hô hấp của rễ bởi vì:

- ATP sản phẩm của quá trình hô hấp tham gia vào quá trình vận chuyển chủ động chất khoáng, CO2 sản phẩm của quá trình hô hấp tham gia vào quá trình hút bám trao đổi.

- Các sản phẩm trung gian của hô hấp và sự hấp thụ các chất khoáng làm tăng áp suất thẩm thấu của tế bào làm tăng khả năng hút nước của tế bào.

Hiểu biết về điều này giúp cho con người điều chỉnh lượng nước và khoáng cần thiết cho cây trồng, đáp ứng nhu cầu cần thiết cho cây trồng phù hợp những giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển tốt, có năng suất cao.


Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK