Trang chủ Lớp 10 SBT Lịch sử 10 - Kết nối tri thức Chủ đề 1. Lịch sử và Sử học Bài tập 1 SBT Lịch sử 10 trang 11: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?...

Bài tập 1 SBT Lịch sử 10 trang 11: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?...

Đọc mục 1 SGK trang 16. Hướng dẫn giải Câu hỏi Bài tập 1 SBT Lịch sử 10 trang 11 - Bài 2. Tri thức lịch sử và cuộc sống - SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức.

Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 4 dưới đây.

1. Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?

A. Cung cấp những tri thức về sự phát triển của sinh giới.

B. Cung cấp những thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn của gia đình, dân tộc, nhân loại,…

C. Góp phần lưu truyền, tạo nên yếu tố cốt lõi của ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc.

D. Hiểu quá khứ để lý giải những vấn đề xảy ra trong hiện tại và dự đoán tương lai.

Phương pháp giải :

Đọc mục 1 SGK trang 16.

Lời giải chi tiết:

Vai trò của tri thức lịch sử:

- Hiện tại luôn kế thừa và được xây dựng trên nền tảng của những gì quá khứ để lại => D đúng.

- Lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được về nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, nhân loại,…=> B đúng.

- Với mỗi cộng đồng, dân tộc, hiểu biết về lịch sử chính là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa của cộng đồng, dân tộc đó => C đúng.

=> Chọn A.

2. Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dân sau là gì?

“Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.

(Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư,

Tập I, Sđd, trang 101)

“Dân ta phải biết sử ta,

Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

(Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)

A. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.

B. Người Việt Nam cần phải hiểu biết về lịch sử Việt Nam.

C. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.

D. Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của mình.

Phương pháp giải :

Đọc mục 1 SGK trang 16.

Lời giải chi tiết:

- Căn cứ vào nội dung mục 1 – vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử ta thấy ý A sai.

- Người Việt Nam không chỉ cần phải hiểu biết của lịch sử Việt Nam mà còn phải có hiểu biết đầy đủ về lịch sử thế giới, lịch sử khu vực,…và các lĩnh vực khác nhau có liên quan. => B, D đều đúng nhưng chưa đầy đủ.

=> Chọn C.

3. Ý nào sau đây không phản ánh đúng lý do cần phải học tập lịch sử suốt đời?

A. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.

B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.

C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.

D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.

Phương pháp giải :

Đọc mục 2-a SGK trang 17.

Lời giải chi tiết:

Sự cần thiết của việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời:

- Cần hiểu biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai. => B đúng.

- Việc tồn tại những khoảng trống, những bí ẩn trong nghiên cứu lịch sử chính là cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử => C đúng.

- Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị. => D đúng.

=> Chọn A.

4. Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?

A. Học trên lớp.

B. Xem phim tư liệu.

C. Tham quan, điền dã.

D. Học trong phòng thí nghiệm.

Phương pháp giải :

Đọc mục 2-b SGK trang 18.

Lời giải chi tiết:

- Tất cả các môn học đều được đưa vào chương trình giáo dục các cấp với nội dung giảng dạy và hình thức dạy học phù hợp. => A đúng.

- Tham quan các bảo tàng, các khu tưởng niệm, các di tích, hay đơn giản hơn là đọc sách, truyện xem phim, nghe các bài hát “đi cùng năm tháng”,…cũng là cách để tìm hiểu, học tập lịch sử => B, C đúng.

=> Chọn D.

Dụng cụ học tập

Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK