Bài tập 5. Hãy phân tích chức năng, nhiệm vụ của Sử học thông qua ví dụ cụ thể.
B1: Lựa chọn 1 sự kiện lịch sử để phân tích
B2: Dựa vào nội dung mục 2-c SGK Lịch sử 10 trang 12. Nắm rõ chức năng và nhiệm vụ của sử học.
Phân tích chức năng, nhiệm vụ của Sử học thông qua sự kiện hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết (21/7/1954)
- Chức năng khoa học:
+ Khôi phục sự kiện hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết (21/7/1954):
* Ngày 25/1/1954, tại Béc-lin, Hội nghị ngoại trưởng các nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp đã thống nhất triệu tập hội nghị quốc tế Giơ-ne-vơ để giải quyết vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.
* Ngày 7/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ của quân và dân ta giành thắng lợi,buộc Pháp phải kí kết hiệp định Giơ-ne-vơ.
* Ngày 20/7/1954, các văn bản chính của Hội nghị Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết.
+ Ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương:
* Đây là thắng lợi to lớn của cách mạng ba nước Đông Dương; là cơ sở pháp lý quốc tế quan trọng để nhân dân ta ra sức đấu tranh, củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, độc lập và dân chủ trong toàn quốc.
* Vì thế, việc Hiệp định quy định Quân đội Pháp buộc phải rút hết khỏi Việt Nam là một thắng lợi quan trọng, quyết định việc hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc.
* Cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ đã kết thúc cuộc kháng chiến lâu dài và anh dũng của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược; giải phóng hoàn toàn miền Bắc, tạo điều kiện xây dựng miền Bắc thành hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà (…)
- Chức năng xã hội:
* Kết quả của cuộc kháng chiến chống Pháp có vai trò to lớn trong việc giáo dục tình yêu Tổ quốc, lòng tự hào dân tộc, tinh thần sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc,..
- Nhiệm vụ: Khi nghiên cứu về Hiệp định Giơ-ne-vơ có những nhiệm vụ sau:
+ Làm rõ vai trò của các bên liên quan khi tham gia ký kết hiệp định.
+ Vai trò của chiến thắng Điện Biên Phủ với việc ký kết hiệp định.
+ Phân tích thái độ, hành động của các nước lớn trước, trong và sau khi hiệp định được ký kết đặc biệt là Hoa Kỳ để làm rõ những âm mưu, hành động chống phá của Mỹ trong những năm tiếp theo.
Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK