Trang chủ Lớp 10 SBT Vật lí 10 - Kết nối tri thức Chương V. Động lượng Ôn tập chương V trang 57, 58 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức: Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng theo chiều âm trục toạ độ x với tốc độ 12...

Ôn tập chương V trang 57, 58 SBT Vật lý 10 Kết nối tri thức: Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng theo chiều âm trục toạ độ x với tốc độ 12...

Áp dụng công thức tính động lượng: \(\overrightarrow p = m\overrightarrow v \). Lời giải bài tập, câu hỏi V.1, V.2, V.3, V.4, V.5, V.6, V.7, V.8 - Ôn tập chương V trang 57, 58 SBT SGK Vật lý 10 Kết nối tri thức với cuộc sống - Chương V. Động lượng. Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng theo chiều âm trục toạ độ x với tốc độ 12 m/s...

Câu hỏi:

V.1

Một vật khối lượng 500 g chuyển động thẳng theo chiều âm trục toạ độ x với tốc độ 12 m/s. Động lượng của vật có giá trị là

A. 6 kg.m/s. B. - 3 kg.m/s. C.-6 kg.m/s. D. 3 kg.m/s.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng công thức tính động lượng: \(\overrightarrow p = m\overrightarrow v \).

Lời giải chi tiết :

Động lượng của vật là: \(\overrightarrow p = m\overrightarrow v \) => p = - mv = - 0,5.12 = - 6 kg.m/s.

Chọn đáp án C.


Câu hỏi:

V.2

Một chất điểm có khối lượng m bắt đầu trượt không ma sát từ trên mặt phẳng nghiêng xuống. Gọi α là góc của mặt phẳng nghiêng so với mặt phẳng nằm ngang. Động lượng của chất điểm ở thời điểm t là

A. p = mg.sinα.t. B. p = mgt. C. p= mg.cosα.t. D. p=g.sinα.t.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng công thức tính xung lượng: \(\overrightarrow p = m\overrightarrow v = \overrightarrow F t\).

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức tính xung lượng: \(\overrightarrow p = m\overrightarrow v = \overrightarrow F t\)= \(m\overrightarrow a t\).

Gia tốc chuyển động trượt không ma sát của vật trên mặt phẳng nghiêng:

a = g.sinα.

Động lượng của vật tại thời điểm t: p = mv = mat = mgsinα.t.

Chọn đáp án A.


Câu hỏi:

V.3

Một vật có khối lượng 1 kg trượt không ma sát trên một mặt phẳng ngang với tốc độ 5 m/s đến đập vào một bức tường thẳng đứng theo phương vuông góc với tường. Sau va chạm, vật bật ngược trở lại phương cũ với tốc độ 2 m/s. Thời gian tương tác là 0,4 s. Lực \(\overrightarrow F \) do tường tác dụng lên vật có độ lớn bằng

A. 1 750 N. B. 17,5 N. C. 175 N. D. 1,75 N.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng công thức tính xung lượng: \(\overrightarrow p = \overrightarrow F \Delta t = m\Delta \overrightarrow v \).

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức tính xung lượng: \(\overrightarrow p = \overrightarrow F \Delta t = m\Delta \overrightarrow v \) = \(m\overrightarrow {{v_2}} - m\overrightarrow {{v_1}} \).

Do \(\overrightarrow {{v_2}} \uparrow \downarrow \overrightarrow {{v_1}} \)à ∆p = m(v2 + v1)

=> F = \(\frac{{m({v_2} + {v_1})}}{{\Delta t}}\)= \(\frac{{1.(5 + 2)}}{{0,4}}\) = 17,5 N.

Chọn đáp án B.


Câu hỏi:

V.4

Một khẩu đại bác có khối lượng 4 tấn, bắn đi một viên đạn theo phương ngang có khối lượng 10 kg với vận tốc 400 m/s. Coi như lúc đầu, hệ đại bác và đạn đứng yên. Tốc độ giật lùi của đại bác ngay sau đó bằng

A. 3 m/s. B. 2 m/s. C. 4 m/s. D. 1 m/s.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: ∆\(\overrightarrow p \) = 0 => \({\overrightarrow p _{sau}} = {\overrightarrow p _{truoc}}\).

Lời giải chi tiết :

Trước khi bắn: p0 = 0. Do cả đại bác và đạn đều đứng yên

Sau khi bắn: \({\overrightarrow p _s} = {m_d}\overrightarrow {{v_d}} + {m_s}\overrightarrow {{v_s}} \).

Ngay khi bắn, hệ (súng + đạn) là một hệ kín nên động lượng của hệ không đổi.

Chọn chiều dương là chiều chuyển động của đạn.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:

ps = p0 => mdvd + msvs = 0

=> vs = \( - \frac{{{m_d}{v_d}}}{{{m_s}}}\)= \( - \frac{{10.400}}{{4000}}\)= - 1 m/s.

Vậy tốc độ giật lùi của đại bác ngay sau đó là 1 m/s.

Chọn đáp án D.


Câu hỏi:

V.5

Một viên đạn đang bay với vận tốc 10 m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất, chiếm 60% khối lượng của viên đạn và tiếp tục bay theo hướng cũ với vận tốc 25 m/s. Tốc độ và hướng chuyển động của mảnh thứ hai là

A. 12,5 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.

B. 12,5 m/s; ngược hướng viên đạn ban đầu.

C. 6,25 m/s; theo hướng viên đạn ban đầu.

D. 6,25 m/s, ngược hướng viên đạn ban đầu.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: ∆\(\overrightarrow p \) = 0 => \({\overrightarrow p _{sau}} = {\overrightarrow p _{truoc}}\).

Lời giải chi tiết :

Hệ viên đạn (hai mảnh đạn) ngay khi nổ là một hệ kín nên động lượng của hệ được bảo toàn: \(m\overrightarrow v = {m_1}\overrightarrow {{v_1}} + (m - {m_1})\overrightarrow {{v_2}} \).

Do \(\overrightarrow {{v_1}} \uparrow \downarrow \overrightarrow {{v_2}} \) à v2 = \(\frac{{mv - {m_1}{v_1}}}{{m - {m_1}}}\)= \(\frac{{(10 - 25.0,6)m}}{{(1 - 0,6)m}}\) = - 12,5 m/s.

Mảnh đạn thứ 2 sẽ chuyển động ngược chiều chuyển động ban đầu của viên đạn và mảnh đạn thứ nhất và có tốc độ bằng 12,5 m/s.

Chọn đáp án B.


Câu hỏi:

V.6

Một viên đạn pháo khối lượng m1 = 10 kg bay ngang với vận tốc v1 = 500 m/s dọc theo đường sắt và cắm vào toa xe chở cát có khối lượng m2 = 1 tấn, đang chuyển động với tốc độ v2 = 36 km/h. Xác định vận tốc của toa xe ngay sau khi trúng đạn trong hai trường hợp:

a) Đạn bay đến cùng chiều chuyển động của xe cát.

b) Đạn bay đến ngược chiều chuyển động của xe cát.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: ∆\(\overrightarrow p \) = 0 => \({\overrightarrow p _{sau}} = {\overrightarrow p _{truoc}}\).

Lời giải chi tiết :

Chọn chiều chuyển động ban đầu của xe cát là chiều dương, hệ vật gồm xe cát và đạn chuyển động theo phương ngang.

a) Đổi v2 = 36 km/h = 10 m/s.

Va chạm giữa viên đạn và toa xe là va chạm mềm nên động lượng của hệ (đạn + xe) là không đổi: \({m_1}\overrightarrow {{v_1}} + {m_2}\overrightarrow {{v_2}} = ({m_1} + {m_2})\overrightarrow v \).

Do \(\overrightarrow {{v_1}} \uparrow \uparrow \overrightarrow {{v_2}} \) => v = \(\frac{{{m_1}{v_1} + {m_1}{v_2}}}{{{m_1} + {m_2}}}\)= \(\frac{{10.500 + 1000.10}}{{10 + 1000}}\)≈ 14,85 m/s.

b) Khi đạn bay đến ngược chiều xe cát thì ta có:

v = \(\frac{{{m_1}{v_1} + {m_1}{v_2}}}{{{m_1} + {m_2}}}\)= \(\frac{{10.( - 500) + 1000.10}}{{10 + 1000}}\)≈ 4,95 m/s.


Câu hỏi:

V.7

Một quả cầu thứ nhất có khối lượng 2 kg chuyển động với vận tốc 3 m/s, tới và chạm vào quả cầu thứ hai có khối lượng 3 kg đang chuyển động với vận tốc 1m/s cùng chiều với quả cầu thứ nhất trên một máng thẳng ngang. Sau va chạm, quả cầu thứ nhất chuyển động với vận tốc 0,6 m/s theo chiều ban đầu. Bỏ qua lực ma sát và lực cản. Xác định chiều chuyển động và vận tốc của quả cầu thứ hai.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: ∆\(\overrightarrow p \) = 0 => \({\overrightarrow p _{sau}} = {\overrightarrow p _{truoc}}\).

Lời giải chi tiết :

Chọn chiều chuyển động ban đầu của quả cầu thứ nhất là chiều dương.

Vì bỏ qua ma sát và lực cản, nên tổng động lượng của hệ được bảo toàn.

- Động lượng của hệ ngay trước khi bắn: p0 = m1v1 + m2v2.

- Động lượng của hệ ngay sau khi bắn: p = m1v1 + m2v2.

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng ta có:

p = p0 => m1v1 + m2v2 = m1v1 + m2v2

=> v2’ = \(\frac{{({m_1}{v_1} + {m_2}{v_2}) - {m_1}v’_1}}{{{m_2}}}\)= \(\frac{{(2.3 + 3.1) - 2}}{3}\)= 2,6 m/s.

Vậy quả cầu thứ hai chuyển động với vận tốc 2,6 m/s theo hướng ban đầu.


Câu hỏi:

V.8

Có một bệ pháo khối lượng 10 tấn có thể chuyển động trên đường ray nằm ngang không ma sát. Trên bệ có gắn một khẩu pháo khối lượng 5 tấn. Giả sử khẩu pháo chứa một viên đạn khối lượng 100 kg và nhả đạn theo phương ngang với vận tốc đầu nòng 500 m/s (vận tốc đối với khẩu pháo). Xác định vận tốc của bệ pháo ngay sau khi bắn, trong các trường hợp:

1. Lúc đầu hệ đứng yên.

2. Trước khi bắn, bệ pháo chuyển động với vận tốc 5 m/s:

a) theo chiều bắn.

b) ngược chiều bắn.

Hướng dẫn giải :

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: ∆\(\overrightarrow p \) = 0 => \({\overrightarrow p _{sau}} = {\overrightarrow p _{truoc}}\).

Lời giải chi tiết :

Chọn chiều chuyển động ban đầu của viên đạn là chiều dương.

Hệ vật gồm bệ pháo, khẩu pháo và viên đạn.

Gọi \(\overrightarrow {{V_0}} ,\overrightarrow V \)lần lượt là vận tốc của bệ pháo trước và sau khi bắn và \(\overrightarrow v \) là vận tốc đầu nòng của viên đạn.

Vì các phần của hệ vật đều chuyển động theo phương ngang, nên tổng động lượng của hệ theo phương ngang được bảo toàn.

- Động lượng của hệ ngay trước khi nổ: p0 = (M1 + M2 + m)V0.

- Động lượng của hệ ngay sau khi nổ: p = (M1 + M2)V + m(v + V).

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng, ta có:

p = p0 à (M1 + M2)V + m(v + V) = (M1 + M2 + m)V0

=> V = \(\frac{{\left( {{M_1} + {\rm{ }}{M_2}} \right)V{\rm{ }} + {\rm{ }}m\left( {v{\rm{ }} + {\rm{ }}V} \right)}}{{{M_1} + {\rm{ }}{M_2} + {\rm{ }}m}}\)

(trong đó V0, V, v là giá trị đại số của các vận tốc đã cho.

1. Trước khi bắn, nếu hệ pháo đứng yên (V0 = 0), thì ta có:

V = \(\frac{{mv}}{{{M_1} + {M_2} + m}}\)= \( - \frac{{100.500}}{{15100}}\)≈ - 3,3 m/s.

2. Trước khi bắn, nếu bệ pháo chuyển động với V0 = 5 m/s.

a) Theo chiều bắn viên đạn, thì ta có:

V = \(\frac{{({M_1} + {M_2} + m){V_0} - mv}}{{{M_1} + {M_2} + m}}\)= \(\frac{{15100.5 - 100.500}}{{15100}}\)≈ 1,7 m/s.

b) Ngược chiều bắn viên đạn, ta có:

V = \(\frac{{({M_1} + {M_2} + m){V_0} - mv}}{{{M_1} + {M_2} + m}}\)= \(\frac{{15100.( - 5) - 100.500}}{{15100}}\)≈ - 8,3 m/s.

Sau khi bắn, bệ pháo chuyển động với vận tốc \(\overrightarrow V \)ngược chiều với vận tốc \(\overrightarrow v \) của viên đạn .

Dụng cụ học tập

Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK