Một vật đang trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật giảm thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng
A. giảm xuống.
B. không đổi.
C. tăng tỉ lệ với tốc độ của vật.
D.tăng tỉ lệ với bình phương tốc độ của vật.
Lý thuyết về hệ số ma sát trượt.
Tỉ số giữa độ lớn của lực ma sát trượt Fms và áp lực N gọi là hệ số ma sát trượt, kí hiệu là μ.
Hệ số μ phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc, không phụ thuộc vào vận tốc của vật chuyển động. Do đó khi tốc độ của vật giảm thì hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng không đổi.
Chọn đáp án B.
Khi lực ép giữa hai mặt tiếp xúc tăng lên thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc
A. giảm đi.
B. tăng lên.
C. không thay đổi.
D. không xác định được.
Lý thuyết về hệ số ma sát trượt.
Tỉ số giữa độ lớn của lực ma sát trượt Fms và áp lực N gọi là hệ số ma sát trượt, kí hiệu là μ.
Hệ số μ phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai mặt tiếp xúc, không phụ thuộc vào lực ép của tiếp xúc giữa hai vật. Do đó khi lực ép giữa hai mặt tiếp xúc tăng lên thì hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc không đổi.
Chọn đáp án B.
Một vật có khối lượng m trượt trên mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng là μ, gia tốc trọng trường g. Biểu thức xác định lực ma sát trượt là
A. Fmst = μmg. B. Fmst = μg.
C. Fmst = μm. D. Fmst = mg.
Áp dụng công thức tính lực ma sát trượt: Fms = μN.
Theo công thức tính lực ma sát trượt: Fms = μN.
Mà một vật nằm trên mặt phẳng ngang thì N = P = mg.
=> Fmst = μmg.
Chọn đáp án A.
Một vận động viên môn hốc cây (khúc quân cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ ban đầu 10 m/s. Hệ số ma sát giữa bóng và mặt băng là 0,10. Lấy g = 9,8 m/s2. Quãng đường quả bóng đi được cho đến khi dừng lại là
A. 39 m. B. 45 m.
C. 57 m. D. 51 m.
Sử dụng công thức liên hệ giữa quãng đường, vận tốc và gia tốc để tính quãng đường bóng đi được đến khi dừng lại: \({v^2} - v_0^2 = 2as\).
Để tính a, ta sử dụng Định luật II Newton:\(\overrightarrow {{F_{ms}}} = m\overrightarrow a \)
Theo định luật II Newton, ta có: \(\overrightarrow {{F_{ms}}} = m\overrightarrow a \)
Mà Fms = μN = μP = μmg.
Chọn chiều (+) là chiều chuyển động của quả bóng, chiếu lên chiều (+):
=> - Fms = ma ó - μmg = ma => a = - μg = - 0,1.9,8 = -0,98 m/s2
Áp dụng công thức liên hệ giữa quãng đường, vận tốc và gia tốc:
\({v^2} - v_0^2 = 2as\)=> s = \(\frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2a}} = \frac{{0 - {{10}^2}}}{{2.( - 0,98)}}\) ≈ 51 m.
Vậy quãng đường quả bóng đi được cho đến khi dừng lại là 51 m.
Chọn đáp án D.
Một xe tải có khối lượng 3 tấn đang chuyển động trên đường nằm ngang, hệ số ma sát của xe tải với mặt đường là 0,1. Lấy g = 10 m/s2 Độ lớn lực ma sát là
A. 3 000 N. B. 30 000 N. C. 300 N. D. 30 N.
Áp dụng công thức tính lực ma sát trượt: Fms = μN.
Theo đề bài ta có: m = 3 tấn = 3000 kg; μ = 0,1; g = 10 m/s2.
Theo công thức tính lực ma sát trượt:
Fms = μN = μP = μmg = 0,1.3000.10 = 3000 N.
Chọn đáp án A.
Một toa tàu có khối lượng 60 tấn chuyển động thẳng đều dưới tác dụng của lực kéo của đầu tàu theo phương nằm ngang F = 4,5.104. Lấy g = 10 m/s. Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray là
A. 0,075. B.0,06. C. 0,15. D. 0,015
Theo định luật II Newton ta có: \(\overrightarrow {{F_k}} + \overrightarrow {{F_{mst}}} = m\overrightarrow a \).
Vì toa tàu chuyển động thẳng đều nên a = 0 m/s2.
Khi đó \(\overrightarrow {{F_k}} = \overrightarrow { - {F_{mst}}} \)hay Fk = Fmst = = μtmg
Đổi m = 60 tấn = 60.103 kg.
Theo định luật II Newton ta có: \(\overrightarrow {{F_k}} + \overrightarrow {{F_{mst}}} = m\overrightarrow a \).
Vì toa tàu chuyển động thẳng đều nên a = 0 m/s2.
Khi đó \(\overrightarrow {{F_k}} = \overrightarrow { - {F_{mst}}} \)hay Fk = Fmst = = μtmg.
=> \(\frac{{4,{{5.10}^4}}}{{{{6.10}^4}}}\)μt = \(\frac{{{F_k}}}{{mg}}\)= \(\frac{{4,{{5.10}^4}}}{{{{60.10}^4}}}\)= 0,075.
Chọn đáp án A.
Một cái hòm khối lượng m = 15 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo hòm bằng một lực \(\overrightarrow F \) hướng chếch lên trên và hợp với phương nằm ngang một góc α = 20o như Hình 18.1. Hòm chuyên động đều trên sàn nhà. Tính độ lớn của lực \(\overrightarrow F \). Biết hệ số ma sát trượt giữa hòm và sàn nhà là 0,3. Lấy g = 9,8 m/s2.
Hòm chịu tác dụng của các lực: lực kéo \(\overrightarrow F \), trọng lực \(\overrightarrow P \), phản lực \(\overrightarrow N \)và lực ma sát trượt \({\overrightarrow F _{mst}}\).
Theo định luật II Newton, ta có: \(\overrightarrow F + \overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow {{F_{mst}}} = m\overrightarrow a \).
Vì hòm chuyển động đều nên a = 0 m/s2 => \(\overrightarrow F + \overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow {{F_{mst}}} = \overrightarrow 0 \).
Chọn hệ trục Oxy có chiều dương hướng lên (Oy), từ trái sang phải (Ox). Chiếu phương trình lần lượt lên trục Ox, Oy. Giải hệ phương trình.
Hòm chịu tác dụng của các lực: lực kéo \(\overrightarrow F \), trọng lực \(\overrightarrow P \), phản lực \(\overrightarrow N \)và lực ma sát trượt \({\overrightarrow F _{mst}}\).
Theo định luật II Newton, ta có: \(\overrightarrow F + \overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow {{F_{mst}}} = m\overrightarrow a \).
Vì hòm chuyển động đều nên a = 0 m/s2 => \(\overrightarrow F + \overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow {{F_{mst}}} = \overrightarrow 0 \).
Chọn hệ trục Oxy có chiều dương hướng lên (Oy), từ trái sang phải (Ox) như hình vẽ. Chiếu phương trình lần lượt lên trục Ox, Oy. Ta được:
Chiếu xuống Ox:
F.cosα – Fmst = 0 (1)
Chiếu xuống Oy:
Fsinα – mg + N = 0 (2)
Ngoài ra: Fmst = μN (3)
Từ (1), (2), (3) ta suy ra:
F = \(\frac{{\mu mg}}{{\cos \alpha + \mu \sin \alpha }}\)= \(\frac{{0,3.15.9,8}}{{\cos {{20}^o} + 0,3.\sin {{20}^o}}}\)≈ 42,3 N.
Một ô tô có khối lượng 1,5 tấn chuyển động trên đường nằm ngang. Hệ số ma sát của xe với mặt đường là 0,01. Biết lực kéo gây ra bởi động cơ song song với mặt đường. Lấy g = 10 m/s2. Xác định độ lớn của lực kéo để ô tô chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 0,25 m/s2.
Theo định luật II Newton ta có: \(\overrightarrow {{F_k}} + \overrightarrow {{F_{mst}}} = m\overrightarrow a \).
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe. Chiếu phương trình lên chiều dương, ta được: Fk – Fmst = ma => Fk = Fmst + ma
Mà Fmst = μN = μP = μmg.
Theo định luật II Newton ta có: \(\overrightarrow {{F_k}} + \overrightarrow {{F_{mst}}} = m\overrightarrow a \).
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe. Chiếu phương trình lên chiều dương, ta được: Fk – Fmst = ma => Fk = Fmst + ma
Mà Fmst = μN = μP = μmg.
=> F = ma + μmg = m(a + μg) = 1500(0,25 + 0,01.10) = 525 N.
Một mẩu gỗ có khối lượng m đặt trên mặt sàn nằm ngang. Người ta truyền cho nó một vận tốc tức thời 5 m/s. Tính thời gian để mầu gỗ dừng lại và quãng đường nó đi được tới lúc đó. Biết hệ số ma sát giữa mẩu gỗ và sàn nhà là 0,2 và lấy g= 10 m/s2. Các đáp số tìm được có phụ thuộc vào khối lượng m không?
Theo định luật II Newton: \(\overrightarrow {{F_{mst}}} = m\overrightarrow a \)
Chọn chiều (+) là chiều chuyển động của mẩu gỗ.
Khi đó: - Fmst = ma => a = \(\frac{{ - {F_{mst}}}}{m}\).
Để tính quãng đường đi được, ta áp dụng công thức độc lập thời gian:
v2 – v02 = 2as
Lại có v = v0 + at => t = \(\frac{{v - {v_0}}}{a}\).
Theo định luật II Newton: \(\overrightarrow {{F_{mst}}} = m\overrightarrow a \)
Mà Fmst = µN = μP= µmg.
Chọn chiều (+) là chiều chuyển động của mẩu gỗ.
Khi đó: - Fmst = ma => a = \(\frac{{ - {F_{mst}}}}{m}\)= - μg = - 0,2.10 = - 2 m/s2.
Áp dụng công thức độc lập thời gian ta có: v2 – v02 = 2as
=> s = \(\frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2a}}\)= \(\frac{{{0^2} - {5^2}}}{{2.( - 2)}}\)= 6,25 m.
Mặt khác có: v = v0 + at => t = \(\frac{{v - {v_0}}}{a}\)= \(\frac{{0 - 5}}{{ - 2}}\)= 2,5 s.
Vậy thời gian để mầu gỗ dừng lại là 2,5 svà quãng đường nó đi được tới lúc đó là 6,25 m.
Kết quả tìm được không phụ thuộc vào m.
Một vật có khối lượng 15 kg đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động nhanh dần đều, sau khi đi được 150 m vật đạt vận tốc 54 km/h. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là 0,05. Lấy g = 9,8 m/s2. Xác định lực kéo tác dụng vào vật theo phương song song với phương chuyển động.
Theo định luật II Newton ta có: \(\overrightarrow {{F_k}} + \overrightarrow {{F_{mst}}} = m\overrightarrow a \).
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật. Chiếu phương trình lên chiều dương, ta được: Fk – Fmst = ma => Fk = Fmst + ma
Mà Fmst = μN = μP = μmg.
Áp dụng công thức độc lập thời gian để tính a: v2 – v02 = 2as => a = \(\frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2s}}\)
Theo định luật II Newton ta có: \(\overrightarrow {{F_k}} + \overrightarrow {{F_{mst}}} = m\overrightarrow a \).
Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật. Chiếu phương trình lên chiều dương, ta được: Fk – Fmst = ma => Fk = ma + Fmst
Mà Fmst = μN = μP = μmg.
Áp dụng công thức độc lập thời gian: v2 – v02 = 2as => a = \(\frac{{{v^2} - v_0^2}}{{2s}}\) = \(\frac{{{v^2}}}{{2s}}\)(v0 = 0).
=> F = ma + μmg = m\(\frac{{{v^2}}}{{2s}}\)+ μmg = \(\frac{{{{15.15}^2}}}{{2.150}}\)+ 0,05.15.9,8 = 18,6 N.
Vậy lực kéo tác dụng vào vật theo phương song song với phương chuyển động co độ lớn là 18,6 N.
Một vật có khối lượng 2 000 g được đặt trên một bàn dài nằm ngang. Tác dụng lên vật một lực có độ lớn 5N theo phương song song với mặt bàn trong khoảng thời gian 2 s rồi thôi tác dụng lực. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,2. Lấy g = 10 m/s. Tính quãng đường tổng cộng mà vật đi được cho đến khi dừng lại.
Theo định luật II Newton:
Khi tác dụng lực, ta có: \(\overrightarrow F + \overrightarrow {{F_{mst}}} = m\overrightarrow {{a_1}} \)
Khi ngừng tác dụng lực, ta có: \(\overrightarrow {{F_{mst}}} = m\overrightarrow {{a_2}} \)
Tìm a trong từng trường hợp, sau đó tính quãng đường vật đi được trong từng trường hợp bằng công thức: s1 = v0t + \(\frac{1}{2}a{t^2}\)và v2 – v12 = 2a2s2.
Tổng cộng quãng đường mà vật đi được: s =s1 + s2.
Đổi m = 2000 g = 2 kg. Chọn chiều (+) là chiều chuyển động của vật.
Theo định luật II Newton:
Khi tác dụng lực, ta có: \(\overrightarrow F + \overrightarrow {{F_{mst}}} = m\overrightarrow {{a_1}} \)
Chiếu lên chiều (+), ta được: F – Fmst = ma1 => F = ma1 + Fmst
Mà Fmst = μN = μP = μmg.
=> F = ma1 + μmg => a1 = \(\frac{{F - \mu mg}}{m}\)=\(\frac{{5 - 0,2.2.10}}{2}\)= 0,5 m/s2.
Quãng đường vật đi được trong 2 giây đầu:
s1 = v0t + \(\frac{1}{2}{a_1}{t^2}\)=\(\frac{1}{2}{a_1}t\) = \(\frac{1}{2}\).0,5.22 = 1m.
Sau 2 giây, vật chuyển động chậm dần dưới tác dụng của lực ma sát: \(\overrightarrow {{F_{mst}}} = m\overrightarrow {{a_2}} \)
Chiếu lên chiều (+), ta có: -Fms = ma2 => a2 = -μg = - 2 m/s2.
Quãng đường đi được từ lúc ngừng lực tác dụng tới khi dừng hẳn:
Áp dụng công thức độc lập thời gian: v2 – v12 = 2a2s2
=> s2 = \(\frac{{{v^2} - {v_1}^2}}{{2{a_2}}}\)= \(\frac{{ - {{({v_0} + {a_1}t)}^2}}}{{2{a_2}}}\)= \(\frac{{ - {{(0,5.2)}^2}}}{{2( - 2)}}\)= 0,25m.
=> Tổng quãng đường: s = s1 + s2 = 1,25 m.
Một khúc gỗ khối lượng 2,5 kg đặt trên sàn nhà. Người ta kéo khúc gỗ bằng một lực \(\overrightarrow F \) hướng chếch lên và hợp với phương nằm ngang một góc α = 30°. Khúc gỗ chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,5 m/s2 trên sàn. Biết hệ số ma sát trượt giữa gỗ và sàn là 0,25. Lấy g = 10 m/s2. Tính độ lớn của lực \(\overrightarrow F \).
Theo định luật II Newton ta có: \(\overrightarrow F + \overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow {{F_{mst}}} = m\overrightarrow a \).
Chọn hệ trục Oxy có chiều dương hướng lên (Oy), từ trái sang phải (Ox). Chiếu phương trình lần lượt lên trục Ox, Oy. Giải hệ phương trình.
Theo định luật II Newton ta có: \(\overrightarrow F + \overrightarrow P + \overrightarrow N + \overrightarrow {{F_{mst}}} = m\overrightarrow a \).
Chọn hệ trục Oxy có chiều dương hướng lên (Oy), từ trái sang phải (Ox) như hình vẽ. Chiếu phương trình lần lượt lên trục Ox, Oy. Ta được:
Chiếu xuống Ox, ta có:
Fcosα – Fmst = ma => Fmst = Fcosα - ma
Chiếu xuống Oy, ta có:
Fsinα – P + N = 0 => N = P - Fsinα
Mặt khác, ta có: Fmst = μN
=> Fcosα - ma = μ(P – Fsinα) ó F(cosα + μsinα) = μP + ma.
=> F = \(\frac{{ma + \mu P}}{{\cos \alpha + \mu \sin \alpha }}\)= \(\frac{{2,5.1,5 + 0,25.2,5.10}}{{\cos {{30}^o} + 0,25\sin {{30}^o}}}\) ≈ 10,1 N.
Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK