Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên vật tăng lên thì vật sẽ thu được gia tốc
A. nhỏ hơn. B. lớn hơn.
C. bằng 0. D. không đổi.
Vận dụng định luật 2 Newton.
Theo định luật II Newton: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. Biểu thức:
\(\overrightarrow a = \frac{{\overrightarrow F }}{m}\)
Do đó nếu lực tác dụng lên vật tăng lên thì vật sẽ thu được gia tốc lớn hơn.
Chọn đáp án B.
Khi nói về một vật chịu tác dụng của lực, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Khi không có lực tác dụng, vật không thể chuyển động.
B. Khi ngừng tác dụng lực lên vật, vật này sẽ dừng lại.
C. Gia tốc của vật luôn cùng chiều với lực tác dụng.
D. Khi có lực tác dụng lên vật, vận tốc của vật tăng.
Vận dụng lý thuyết định luật I và định luật II Newton để giải thích.
Theo định luật I Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Theo định luật II Newton: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. Biểu thức:
\(\overrightarrow a = \frac{{\overrightarrow F }}{m}\)
A sai vì theo định luật I nếu không có lực tác dụng thì vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
B sai vì theo định luật I nếu ngừng tác dụng lực nên vật hoặc các hợp lực tác dụng lên vật cân bằng nhau thì vật đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
C đúng vì theo định luật II Newton gia tốc của vật luôn cùng hướng với vật chuyển động và có biểu thức: \(\overrightarrow a = \frac{{\overrightarrow F }}{m}\).
D sai vì khi có lực tác dụng lên vật chưa chắc chắn vận tốc của vật đã tăng, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như chiều của lực với chiều của chuyển động, …
Chọn đáp án C.
Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được 100 cm trong 0,25 s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng lên vật có giá trị lần lượt là
A. 32 m/s2; 64 N. B. 0,64 m/s2; 1,2 N.
C. 6,4 m/s2; 12,8 N. D. 64 m/s2; 128 N.
Sử dụng công thức : s = v0t + \(\frac{1}{2}a{t^2}\) để tính gia tốc a.
Áp dụng công thức a = \(\frac{F}{m}\)hay F = ma.
Vật xuất phát từ trạng thái nghỉ => v0 = 0.
Ta có biểu thức tính quãng đường: s = v0t + \(\frac{1}{2}a{t^2}\)=> s = \(\frac{1}{2}\)at2
Trong 0,25s vật đi được 100 cm = 1 m, ta có:
1 = \(\frac{1}{2}\)a.0,252 → a = 32 m/s2.
Hợp lực tác dụng lên vật: F = ma = 2.32 = 64N.
Chọn đáp án A.
Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 2,5 kg làm vận tốc của nó tăng dần từ 2 m/s đến 6 m/s trong 2 s. Lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng
A. 7,5 N. B. 5 N. C. 0,5 N. D. 2,5 N.
Tính gia tốc của vật bằng công thức: \(a = \frac{{v - {v_0}}}{{\Delta t}}\).
Áp dụng công thức a = \(\frac{F}{m}\) hay F = ma để tính độ lớn lực tác dụng vào vật.
Gia tốc của vật là: \(a = \frac{{v - {v_0}}}{{\Delta t}}\)=\(\frac{{6 - 2}}{2}\)= 2 m/s2.
Hợp lực tác dụng lên vật: F = ma = 2,5.2 = 5N.
Chọn đáp án B.
Một quả bóng đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 13,5 N và bóng thu được gia tốc 6,5 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Khối lượng của bóng là
A. 2,08 kg. B. 0,5 kg. C. 0,8 kg. D. 5 kg.
Áp dụng công thức a = \(\frac{F}{m}\)=> m = \(\frac{F}{a}\)
Theo định luật II Newton, ta có công thức: a = \(\frac{F}{m}\)=> m = \(\frac{F}{a}\)= \(\frac{{13,5}}{{6,5}}\)≈ 2,08 kg.
Vậy khối lượng của bóng là 2,08 kg.
Chọn đáp án A.
Lần lượt tác dụng lực có độ lớn F1 và F2 lên một vật khối lượng m, vật thu được gia tốc có độ lớn lần lượt là a1 và a2. Biết 1,5F1 = F2. Bỏ qua mọi ma sát. Tỉ số \(\frac{{{a_2}}}{{{a_1}}}\) là
A. \(\frac{3}{2}\). B. \(\frac{2}{3}\). C. 3. D. \(\frac{1}{3}\).
Áp dụng công thức: a = \(\frac{F}{m}\)
Theo định luật II Newton, ta có công thức: a = \(\frac{F}{m}\)
Khi đó: a1 = \(\frac{{{F_1}}}{m}\); a2 = \(\frac{{{F_2}}}{m}\). Mà 1,5F1 = F2.
=> \(\frac{{{a_2}}}{{{a_1}}}\)= \(\frac{{\frac{{{F_2}}}{m}}}{{\frac{{{F_1}}}{m}}}\)= \(\frac{{{F_2}}}{{{F_1}}}\)= \(\frac{{1,5{F_1}}}{{{F_1}}}\)= 1,5.
Chọn đáp án A.
Tác dụng vào vật có khối lượng 3 kg đang đứng yên một lực theo phương ngang thì vật này chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,5 m/s2. Độ lớn của lực này là
A. 3 N. B. 4,5 N. C. 1,5 N. D. 2 N.
Áp dụng công thức a = \(\frac{F}{m}\) hay F = ma.
Theo định luật II Newton, ta có công thức: a = \(\frac{F}{m}\)hay F = ma= 3.1,5 = 4,5 N.
Chọn đáp án B.
Một lực có độ lớn 3 N tác dụng vào một vật có khối lượng 1,5 kg lúc đầu đứng yên. Xác định quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 2 s.
Tính gia tốc của vật theo công thức: a = \(\frac{F}{m}\).
Sử dụng công thức sau để tính quãng đường đi được: s = v0t + \(\frac{1}{2}a{t^2}\).
Theo định luật II Newton, ta có công thức: a = \(\frac{F}{m}\)= \(\frac{3}{{1,5}}\)= 2 m/s2
Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 2s là:
s = v0t + \(\frac{1}{2}a{t^2}\)= 0 + \(\frac{1}{2}{.2.2^2}\) = 4 m.
Một vật có khối lượng 7kg bắt đầu trượt từ đình tới chân mặt phẳng nghiêng có chiều dài 0,85 m trong thời gian 0,5 s. Tính hợp lực tác dụng lên vật theo phương nghiêng.
Sử dụng công thức : s = v0t + \(\frac{1}{2}a{t^2}\) để tính gia tốc a.
Áp dụng công thức a = \(\frac{F}{m}\) hay F = ma.
Ta có biểu thức tính quãng đường: s = v0t + \(\frac{1}{2}a{t^2}\)=> s = \(\frac{1}{2}\)at2
Trong 0,5s vật đi được 0,85 m, ta có:
0,85 = \(\frac{1}{2}\)a.0,52 → a = 6,8 m/s2.
Hợp lực tác dụng lên vật: F = ma = 7.6,8 = 47,6 N.
Dưới tác dụng của một lực 20 N thì một vật chuyển động với gia tốc 0,4 m/s2. Nếu tác dụng vào vật này một lực 50 N thì vật này chuyển động với gia tốc bằng bao nhiêu?
Áp dụng công thức: a = \(\frac{F}{m}\).
Theo định luật II Newton, ta có công thức: a = \(\frac{F}{m}\)
Khi đó: a1 = \(\frac{{{F_1}}}{m}\); a2 = \(\frac{{{F_2}}}{m}\)=> \(\frac{{{a_2}}}{{{a_1}}}\)= \(\frac{{\frac{{{F_2}}}{m}}}{{\frac{{{F_1}}}{m}}}\)= \(\frac{{{F_2}}}{{{F_1}}}\)=> \({a_2} = \frac{{{F_2}}}{{{F_1}}}{a_1}\) = \(\frac{{50}}{{20}}.0,4\)= 1 m/s2.
Một vật khối lượng 5 kg được ném thẳng đúng hướng xuống với vận tốc ban đầu 2 m/s từ độ cao 24 m. Vật này rơi chạm đất sau 3s sau khi ném. Cho biết lực cản không khí tác dụng vào vật không đổi trong quá trình vật chuyển động. Lấy g= 10 m/s2. Tính lực cản của không khí tác dụng vào vật.
Tính gia tốc của vật bằng cách sử dụng công thức: h = v0t + \(\frac{1}{2}\)at2 => a.
Áp dụng định luật II Newton, có: \(\overrightarrow P + \overrightarrow {{F_C}} = m\overrightarrow a \)=> FC.
Ta có phương trình chuyển động của vật như sau:
h = v0t + \(\frac{1}{2}\)at2 => 24 = 2.3 + 4,5a => a = 4 m/s2
Mặt khác, theo định luật II Newton, ta có: \(\overrightarrow P + \overrightarrow {{F_C}} = m\overrightarrow a \)
Chọn chiều dương hướng xuống dưới
=> P – FC = ma => FC = = ma – P = ma – mg = m(g-a) = 5.6 = 30 N.
Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK