Trang chủ Lớp 10 SGK Giáo dục thể chất 10 - Kết nối tri thức Chủ đề 2. Kĩ thuật tư thế chuẩn bị - di chuyển và chuyền bóng cơ bản Bài 3. Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt (môn bóng chuyền): Kĩ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt thường được sử dụng trong tình huống nào?...

Bài 3. Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt (môn bóng chuyền): Kĩ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt thường được sử dụng trong tình huống nào?...

Giải và trình bày phương pháp giải Câu 1, 2, 3, 4 bài 3. Kĩ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt (môn bóng chuyền). Kĩ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt thường được sử dụng trong tình huống nào?...

Câu hỏi:

Câu 1

Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt thường được sử dụng trong tình huống nào?

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần Kiến thức mới (SGK trang 32)

- Chỉ ra các tình huống sử dụng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt

Lời giải chi tiết :

Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt thường được sử dụng trong tình huống những đường bóng có điểm rơi thấp (từ ngực trở xuống) và dùng nhiều trong đỡ chuyền 1, chuyền 2 hay phòng thủ sau lưới.


Câu hỏi:

Câu 2

Sử dụng tư thế chuẩn bị nào để thực hiện kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt hiệu quả?

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần Tư thế chuẩn bị (SGK trang 32)

- Hướng dẫn giải câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Tư thế chuẩn bị: Đứng ở tư thế chuẩn bị trung bình, chân rộng bằng hoặc hơn vai. Hai tay co tự nhiên ở hai bên sườn, thân hơi gập, mắt quan sát bóng. Khi xác định điểm rơi của bóng và ở tầm thích hợp hai tay đưa ra đỡ bóng.


Câu hỏi:

Câu 3

Trình bày các giai đoạn thực hiện kỹ thuật chuyền bóng thấp tay

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần Kiến thức mới (SGK trang 32)

- Chú ý các giai đoạn thực hiện kỹ thuật chuyền bóng thấp tay

Lời giải chi tiết :

- Giai đoạn 1: Tư thế chuẩn bị: Đứng ở tư thế chuẩn bị trung bình, chân rộng bằng hoặc hơn vai. Hai tay co tự nhiên ở hai bên sườn, thân hơi gập, mắt quan sát bóng. Khi xác định điểm rơi của bóng và ở tầm thích hợp hai tay đưa ra đỡ bóng.

- Giai đoạn 2: Thực hiện động tác:

+ Khi bóng đến ngang tầm hông, cách thân khoảng gần một cánh tay thì thực hiện hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay khép và nắm lại, bàn tay nọ bọc bàn tay kia sao cho hai ngón tay cái song song kề sát với nhau. Đồng thời chân đạp xuống mặt sân duỗi khớp gối, nâng trọng tâm cơ thể.

+ Hai tay chuyển động từ dưới lên trên và dùng phần giữa cẳng tay đệm dưới bóng kết hợp với nâng tay ở mức độ cần thiết.

+ Khi tiếp xúc bóng cổ tay gập xuống dưới kết hợp hóp bụng, giữ chắc bả vai và khớp khuỷu, thân người hơi lao về trước.

- Giai đoạn 3: Kết thúc: Khi bóng rời tay hai chân tiếp tục duỗi, tay nâng theo hướng bóng đi một đoạn ngắn rồi nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để tiếp tục thực hiện những động tác tiếp theo.


Câu hỏi:

Câu 4

Vận dụng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt vào tập luyện và vui chơi để rèn luyện sức khỏe hằng ngày

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ phần Luyện tập (SGK trang 33)

- Học sinh tự vận dụng kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt để luyện tập, vui chơi hằng ngày

Lời giải chi tiết :

Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay trước mặt

- Tư thế chuẩn bị: Đứng ở tư thế chuẩn bị trung bình, chân rộng bằng hoặc hơn vai. Hai tay co tự nhiên ở hai bên sườn, thân hơi gập, mắt quan sát bóng. Khi xác định điểm rơi của bóng và ở tầm thích hợp hai tay đưa ra đỡ bóng.

Thực hiện động tác: Khi bóng đến ngang tầm hông, cách thân khoảng gần một cánh tay thì thực hiện hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay khép và nắm lại, bàn tay nọ bọc bàn tay kia sao cho hai ngón tay cái song song kề sát với nhau. Đồng thời chân đạp xuống mặt sân duỗi khớp gối, nâng trọng tâm cơ thể.Hai tay chuyển động từ dưới lên trên và dùng phần giữa cẳng tay đệm dưới bóng kết hợp với nâng tay ở mức độ cần thiết Khi tiếp xúc bóng cổ tay gập xuống dưới kết hợp hóp bụng, giữ chắc bả vai và khớp khuỷu, thân người hơi lao về trước.

- Kết thúc: Khi bóng rời tay hai chân tiếp tục duỗi, tay nâng theo hướng bóng đi một đoạn ngắn rồi nhanh chóng trở về tư thế chuẩn bị để tiếp tục thực hiện những động tác tiếp theo.

Dụng cụ học tập

Để học môn này, chúng ta cần trang phục thể dục, giày thể thao, vợt, bóng và các dụng cụ thể thao khác theo yêu cầu từng bài học.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Giáo dục thể chất là một môn học được giảng dạy trong nhà trường, nhằm phát triển thể chất và sức khỏe của học sinh. Môn học này bao gồm các hoạt động thể dục thể thao như: - Thể dục: Các bài tập thể dục giúp rèn luyện sức khỏe, tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai và khả năng phối hợp của cơ thể.

Nguồn : Thư viện pháp luật

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK