Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:
Ô nhiễm ánh sáng tại các khu vực thành thị chủ yếu là do chiếu sáng không được định hướng tốt (một phần hướng lên trời, hoặc phản chiếu lên trời), không hiệu quả, thái quá hoặc đơn giản là không cần thiết. Ánh sáng sau đó bị phân tán bởi các lớp khí quyển, tạo ra một quầng sáng trên các thành phố và làm cho bầu trời đêm bớt tối đi. Nhưng ô nhiễm ánh sáng không chỉ ảnh hưởng tới việc nghiên cứu và chiêm ngưỡng bầu trời. Nó còn có ảnh hưởng tiêu cực lên các nguồn lực kinh tế và sinh thái của thế giới. Thật vậy, việc chiếu sáng thái quá hoặc không cần thiết là một sự lãng phí năng lượng mà những người đóng thuế phải gánh chịu. Nếu điện được sinh ra từ các năng lượng hoá thạch, thì điều đó góp phần làm tăng lượng khí gây hiệu ứng nhà kính thải vào khí quyển Trái Đất và do đó đóng góp vào sự nóng lên toàn cầu.
Ánh sáng nhân tạo còn làm rối loạn hệ động vật và thực vật. Việc chiếu sáng ban đêm làm nhiễu loạn các đàn chim di trú vì chúng mất các điểm mốc của chúng trên bầu trời. Số chim chết mỗi năm tại Mỹ trong hành trình di trú do đâm vào cửa kính của các toà nhà cao tầng có thể lên tới hàng trăm triệu con. Ô nhiễm ánh sáng cũng có thể làm rối loạn sự di chuyển của một số loài động vật giúp cho thụ phấn như bướm đêm, gây ra các hậu quả trực tiếp, như sự biến mất của nhiều loài cây có hoa phụ thuộc vào sự thụ phấn để sinh sản. [..] Sự chiếu sáng ban đêm còn làm đảo lộn các nhịp sinh học và ảnh hưởng tới các hệ sinh thái. Chẳng hạn, trong các hồ nước, một sự chiếu sáng thái quá có thể làm cho động vật phù du không ăn tảo nữa, dẫn tới sự sinh sôi nảy nở của loài tảo, làm vi khuẩn biến đổi và tăng mạnh hoạt động, nhiều động vật có xương sống và cá thiếu oxy.
(Trịnh Xuân Thuận, Từ điển yêu thích bầu trời và các vì sao, Sđd, tr. 484 – 485)
Câu 1
Xác định nội dung chính trong mỗi đoạn văn.
- Đọc kĩ đoạn trích.
- Xác định nội dung chính của văn bản.
Nội dung chính trong đoạn văn thứ nhất là nguyên nhân của ô nhiễm ánh sáng. Nội dung chính trong đoạn văn thứ hai là tác hại của ô nhiễm ánh sáng đối với kinh tế và sinh thái. Nội dung chính trong đoạn văn thứ ba: Tác hại của ánh sáng nhân tạo đối với hệ động thực vật.
Câu 2
Vẽ sơ đồ tóm tắt những thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
- Đọc kĩ đoạn trích.
- Xác định nội dung chính.
- Vẽ sơ đồ tư duy thông tin chính được trình bày trong đoạn trích.
Câu 3
Bạn có nhận xét gì về cách trình bày thông tin của tác giả trong đoạn trích?
- Đọc kĩ đoạn trích.
- Xác định nội dung chính.
- Nhận xét gì về cách trình bày thông tin của tác giả trong đoạn trích.
Các thông tin được trình bày trong đoạn trích rất logic, hệ thống. Những thông tin chính đều được triển khai chi tiết bởi các ý phụ và bằng chứng cụ thể. Các ý được trình bày theo trật tự chặt chẽ. Đồng thời, tác giả luôn đưa ra những bằng chứng cụ thể, xác thực nhằm thuyết minh cho mỗi ý mà mình cung cấp.
Câu 4
Những thông tin được cung cấp trong đoạn trích gợi cho bạn suy nghĩ gì về trách nhiệm của con người với các hệ sinh thái trên Trái Đất?
- Đọc kĩ đoạn trích.
- Vận dụng trải nghiệm, kiến thức của bản thân để trả lời.
Đây là một câu hỏi mở. HS có thể tự do bày tỏ quan điểm riêng của mình.
Gợi ý:
Trách nhiệm của con người với các hệ sinh thái trên Trái Đất:
- Con người cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ các hệ sinh thái. Để duy trì được sự cân bằng trong hệ sinh thái, con người cần biết bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng các thiết bị chiếu sáng (chỉ sử dụng khi cần thiết, tiết kiệm), trồng thêm nhiều cây xanh, …
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK