Quan sát Hình 4.1 và mô tả một số đặc điểm thực vật học của cây nhẵn. Em có biết, quả nhãn được thu hoạch vào tháng nào trong năm?
Quan sát hình và dựa vào kiến thức thực tế của em để trả lời câu hỏi
* Đặc điểm thực vật học của cây nhãn:
- Bộ rễ: rễ cọc, ăn sâu và rộng.
- Thân, cành: cây thân gỗ, nhiều cành, tán rộng.
- Lá: lá kép lông chim, mọc sole, lá xanh quanh năm.
- Quả: Hình tròn, vỏ nhẵn, có màu vàng tươi đến xám.
* Quả nhãn được thu hoạch vào tháng 7 đến tháng 9 trong năm
Quan sát hình 4.2 và nêu đặc điểm thực vật học của cây nhãn tương ứng với các ảnh trong hình.
Em đọc nội dung phần 1 để trả lời câu hỏi
- Hoa nhãn: Hoa nhãn mọc thành chùm, có nhiều nhánh, kích thước nhỏ, màu vàng nhạc. Có ba loại hoa: hoa đực, hoa cái và hoa lưỡng tính.
- Lá nhãn: thuộc loại lá kép, mọc sole nhau với từ 6 đến 10 lá, xanh quanh năm.
- Quả nhãn: hình tròn, vỏ mỏng, dai, màu sắc thay đổi từ xanh vàng lúc non đến vàng nâu khi chín.
Sử dụng internet, sách, báo…kể tên một số vùng trồng nhãn chính của Việt Nam.
Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi
Một số vùng trồng nhãn chính ở miền Bắc Việt Nam: Sơn La (xã như Chiềng Khương, Mường Hung, Chiềng Cang, Chiềng Khoong, Nà Nghịu), Hưng Yên (thành phố Hưng Yên, huyện Khoái Châu, Kim Động và Tiên Lữ), Bắc Giang (Yên Thế, Lục Ngạn…), ...
Nêu thời vụ trồng nhãn thích hợp ở một số địa phương mà em biết.
Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi
Thời vụ trồng nhãn ở một số địa phương:
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: trồng từ tháng 6 đến tháng 7.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: trồng từ tháng 8 đến tháng 9.
- Miền Bắc: trồng vụ xuân (tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (tháng 8 đến tháng 10).
Vì sao bón phân cho nhãn lại bón xung quanh gốc cây theo hình chiếu của tán?
Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi
Khi bón phân cho nhãn, ta bón xung quanh gốc cây theo hình chiếu của tán vì bóng cây chiếu tới đâu thì lớp rễ con của cây lan ra đến đó. Vì vậy phải bón theo hình chiếu của tán cây để cây hút chất dinh dưỡng từ phân bón nhanh hơn và đầy đủ hơn.
Giải thích vai trò của việc cắt tỉa sau khi thu hoạch nhãn.
Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi
Sau khi thu hoạch, cần cắt tỉa cành nhãn nhằm:
- Giúp cây phát triển các hệ cành và nuôi trái.
- Giúp tạo độ thông thoáng cho khu vườn, nhất là các vườn lớn.
Phân tích đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh của cây nhãn.
Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi
* Đặc điểm thực vật học:
- Rễ: rễ cọc, ăn rất sâu và rộng.
- Thân, cành: Thân gỗ, có nhiều cành và các hệ cành.
- Lá: kép, mọc sole. Lá non màu đỏ tím hay đỏ nâu, chuyển sang màu xanh khi trưởng thành.
- Hoa: nhỏ, màu vàng lục, mọc từng chùm ở đầu cành hay nách lá. Hoa nhãn có ba loại: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính.
- Quả, hạt: hình tròn, vỏ nhẵn, có màu vàng tươi đến vàng xám, thịt quả trắng đục, hạt đen.
* Yêu cầu ngoại cảnh:
- Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp từ 21 – 27 độ C.
- Lượng mưa và độ ẩm: Lượng mưa khoảng từ 1200 – 1600ml/năm và độ ẩm không khí từ 70 – 90%
- Ánh sáng: ưa sáng, ánh sáng chiếu được vào bên trong tán giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt.
- Đất trồng: đất thích hợp là đất cát, pha cát và phù sa ven sông, độ pH từ 5,5 đến 6,4.
- Gió: tốc độ vừa phải để giúp cây nhãn giao phấn, điều hòa độ ẩm, giảm sâu, bệnh hại…
Trình bày kỹ thuật trồng, chăm sóc cây nhãn. Nêu một số biện pháp kỹ thuật kích thích cây nhãn ra hoa, đậu quả.
Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi
* Kỹ thuật trồng cây nhãn:
- Thời vụ:
+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên: trồng từ tháng 6 đến tháng 7.
+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: trồng từ tháng 8 đến tháng 9.
+ Miền Bắc: trồng vụ xuân (tháng 2 đến tháng 4) và vụ thu (tháng 8 đến tháng 10).
- Mật độ, khoảng cách: cây cách cây và hàng cách hàng từ 6m đến 7m, mật độ khoảng 280 cây/ha.
- Chuẩn bị hố trồng: đào hố có đường kính 80 – 100cm, sâu 40cm. Trộn đều đất với phân bón lót (phân hữu cơ 20 – 50kg, phân lân 0,5 – 1kg, vôi bột 0,5kg) rồi lấp lại hố trồng.
- Trồng cây: Tạo một hố nhỏ chính giữa hố trồng, xé bỏ túi bầu và đặt cây xuống, lấp đất cao hơn mặt bầu từ 2 – 3 cm, nén chặt gốc cây. Vun đất mặt vào quanh gốc cây, cắm cọc vào quanh gốc và buộc cố định cho cây. Phủ gốc bằng xác thực vật khô và tưới đẫm nước xung quanh.
* Kỹ thuật chăm sóc cây nhãn:
- Làm cỏ, vun xới: 2 – 3 lần/năm trong phạm vi tán cây.
- Bón phân thúc:
+ Thời kì kiến thiết cơ bản: chia làm 4 đến 5 lần, bón vào tháng 2 đến tháng 8. Bón bằng cách rạch rãnh xung quanh tán cây, rải phân rồi lấp đất hoặc hòa loãng vào nước rồi tưới xung quanh gốc cây.
+ Thời kì kinh doanh: chia làm 4 lần (sau thu hoạch, khi cây bắt đầu ra hoa, khi cây đậu quả và sau lần 3 từ 1,5 đến 2 tháng). Bón bằng cách đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán rộng, rải phân hữu cơ xuống trước, phân vô cơ sau, sau đó lấp đát và tưới nước, giữ ẩm.
- Tưới nước:
+ Thời kì kiến thiết cơ bản: thường xuyên đủ nước, tùy theo tuổi cây, mỗi lần tưới từ 10 lít đến 30 lít/cây.
+ Thời kì kinh doanh: giai đoạn phân hóa mầm hoa và giai đoạn quả thành thục và chín chỉ tưới nước khi có hiện tượng héo hoặc đất khô hạn kéo dài, các giai đoạn còn lại tưới định kì 15 ngày/lần, lượng nước từ 50 – 80 lít/cây.
* Một số biện pháp kỹ thuật điều khiển ra hoa, tạo quả:
- Thúc đẩy khả năng ra hoa:
+ Khoanh vỏ: thời gian khoanh là tháng 12, dùng dụng cụ chuyên dụng khoành một vòng khép kín tại cành cấp 1 hoặc cấp 2 ở độ cao từ 0,5 đến 1,5m so với mặt đất, độ rộng từ 0,3 – 0,5cm.
+ Chặn rễ: làm đứt bớt các rễ ở phần bề mặt nhằm ức chế sinh trưởng của cây.
+ Sử dụng hóa chất: tưới vào giai đoạn lộc thành thục.
- Tăng khả năng đậu quả: vào thời kì ra hoa, đậu quả bón bổ sung qua lá một số loại phân bón đa lượng (N, P, K…), vi lượng (Bo, Mn, Mo, Cu, Zn…) và chất điều hòa sinh trưởng (a-NAA, ,…).
Vận dụng kiến thức để thực hiện việc trồng và chăm sóc cây nhãn ở địa phương em.
Tự thực hành
Học sinh tự thực hành
Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK