Cây cam (Hình 1.1) là một loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở nước ta. Em hãy kể tên một số loại cây ăn quả phổ biến khác mà em biết và nêu vai trò của chúng đối với con người.
Dựa vào kiến thức thực tế của em để trả lời câu hỏi
- Một số loại cây ăn quả phổ biến khác: Cây táo, cây nhãn, cây bưởi, cây thanh long, cây vải, cây xoài…
- Vai trò của các loại cây ăn quả đối với con người:
+ Cung cấp các loại quả chứa nhiều vitamin, chất dinh dưỡng cho con người.
+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các ngành chế biến thực phẩm (bánh, kẹo, nước uống, ô mai…).
Quan sát hình 1.2 và nêu vai trò của cây ăn quả tương ứng với các ảnh trong hình.
Quan sát hình để trả lời câu hỏi
Vai trò của cây ăn quả tương ứng với các ảnh trong hình:
- Hình a: cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu
- Hình b: tạo cảnh quan
- Hình c: cung cấp nguyên liệu cho chế biến
- Hình d: cung cấp nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho con người.
Chia sẻ với bạn một số vai trò của cây ăn quả đối với gia đình và địa phương em.
Dựa vào tình hình thực tế để trả lời câu hỏi
Vai trò của cây ăn quả đối với gia đình và địa phương em là
- Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu
- Tạo cảnh quan
- Cung cấp nguyên liệu cho chế biến
- Cung cấp nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho con người.
Quan sát Hình 1.3 và hoàn thành nhiệm vụ học tập sau:
- Mô tả đặc điểm bộ rễ của cây ăn quả
- Đề xuất cách bón phân hợp lý cho cây ăn quả
Quan sát hình và dựa vào thực tế để trả lời để trả lời câu hỏi
- Đặc điểm bộ rễ của cây ăn quả:
+ Rễ cọc: gồm rễ chính và rễ con. Rễ chính ăn sâu xuống lòng đất.
+ Rễ bên: rễ chính không phát triển, các rễ con phát triển, phân bố tập trung ở tầng đất mặt có độ sâu từ 0,1 đến 1,0 m.
- Cách bón phân hợp lý cho cây ăn quả:
+ Bón các loại phân hữu cơ, phân đạm, phân lân, phân kali và các nguyên tố vi lượng.
+ Thông thường, chia làm 4 lần bón chính: Bón sau thu hoạch, trước khi xử lý ra hoa, giai đoạn nuôi quả và trước khi thu hoạch.
Quan sát Hình 1.4 và nêu đặc điểm thân, cành của cây ăn quả
Quan sát hình để trả lời để trả lời câu hỏi
Đặc điểm thân, cành của cây ăn quả:
- Thân: Phần lớn cây ăn quả là thân gỗ.
- Cành: Có các loại cành khác nhau như cành cấp 1, từ cành cấp 1 mọc ra cành cấp 2, tương tự sẽ có cành cấp 3, cấp 4, cấp 5…
Sử dụng internet, sách, báo…và kể tên một số loại cây ăn quả ôn đới, cây ăn quả nhiệt đới hoặc cây ăn quả á nhiệt đới đang được trồng phổ biến ở địa phương em.
Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi
Một số loại cây ăn quả:
- Ôn đới: nho, lê, đào, mận, dâu tây…
- Nhiệt đới: thanh long, chuối, xoài, đu đủ…
- Á nhiệt đới: vải, bơ, dừa, măng cụt, sầu riêng…
Sử dụng internet, sách, báo…tìm hiểu về yêu cầu ngoại cảnh của một loại cây ăn quả được trồng phổ biến ở địa phương em.
Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi
Cây dâu tây là cây được trồng phổ biến ở địa phương em và có yêu cầu ngoại cảnh:
- Trồng trong nhà kính
- Nhiệt độ phù hợp từ 18 – 22 độ C.
+ Thời kỳ cây phân hóa chồi non và ra hoa cần nhiệt độ từ 15 – 24 độ C
+ Thời kỳ hình thành trái cần biên độ nhiệt ngày đêm cao sẽ cho quả nhiều, nhiệt độ ngày từ 20 – 25 độ C, nhiệt độ ban đêm 10 – 15 độ C cây sẽ cho nhiều trái.
+ Thời kỳ trái chín nhiệt độ thích hợp là 15 – 22 độ C.
- Cây dâu đòi hỏi ánh sáng nhiều, thiếu ánh sáng thường ảnh hưởng đến khả năng ra hoa đậu quả, quả ít và hay bị dị dạng.
- Độ ẩm giá thể trên 84%
- pH trong giá thể thích hợp cho cây dâu tây sinh trưởng phát triển tốt là từ 6 - 6,5.
Kể tên một số loại cây ăn quả ở địa phương em và nêu vai trò của các loại cây ăn quả đó.
Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi
Cây xoài – vai trò: Cung cấp nguồn hàng cho xuất khẩu, tạo cảnh quan
Cây chuối – vai trò: Cung cấp nguyên liệu cho chế biến, cung cấp nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất cho con người.
Nêu đặc điểm thực vật học của một số loại cây ăn quả mà em biết.
Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi
Cây ổi
- Rễ cọc
- Thân cây gỗ, có nhiều nhánh nhỏ
- Lá hình bầu dục, dài từ 10 – 15cm, rộng từ 5 – 7cm. Mặt trên lá đậm hơn mặt dưới.
- Hoa lưỡng tính, mọc từng chùm, màu trắng, cánh mỏng và dễ rụng.
- Quả hình cầu. Vỏ màu xanh, khi chín ngả màu hơi vàng. Thịt màu trắng (hồng). Hạt nhỏ, cứng.
Phân tích yêu cầu về đất trồng và dinh dưỡng của cây ăn quả.
Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi
Phân tích yêu cầu về đất trồng và dinh dưỡng của cây ăn quả:
- Yêu cầu về đất trồng: Đa số cây ăn quả thích hợp với các loại đất có tầng đất dày, nhiều chất dinh dưỡng, ít chua, thoát nước tốt như đất phù sa, đất cát pha, đất đỏ,...
- Yêu cầu về dinh dưỡng: Cây ăn quả cần nhu cầu dinh dưỡng cân đối gồm phân hữu cơ, phân đạm, phân lân, phân kali và các nguyên tố vi lượng. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng loại cây, từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây mà nhu cầu về dinh dưỡng cũng khác nhau.
Hãy chia sẻ với bạn những hiểu biết của em về nghề trồng cây ăn quả và một số ngành nghề liên quan.
Em tìm kiếm thông tin trên internet để trả lời câu hỏi
* Để theo nghề trồng cây ăn quả, đòi hỏi người lao động phải:
- Có tri thức về các ngành học có liên quan (sinh, hóa, KTNN…) và có kĩ năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả.
- Có lòng yêu nghề, chịu khó tìm tòi, học hỏi.
- Có sức khỏe tốt và sự khéo léo…
- Có sự năng động, sáng tạo, yêu thiên nhiên
* Khi làm nghề trồng cây ăn quả, người lao động chủ yếu làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại, hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cây ăn quả…
* Một số ngành nghề liên quan đến trồng cây ăn quả: kĩ sư trồng trọt, kĩ sư bảo vệ thực vật, kĩ sư chọn giống cây…
Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK