Hoàn thành bảng (theo gợi ý dưới đây vào vở) về những thành tựu tiêu biểu và hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (trước năm 1941).
- Đọc kỹ phần 2. Liên Xô từ năm 1922 đến năm 1945 (SGK trang 8+9) .
- Chỉ ra những thành tựu tiêu biểu và hạn chế trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (trước năm 1941) ở các khía cạnh: chính trị; kinh tế; xã hội,văn hoá,giáo dục.
Lĩnh vực |
Thành tựu tiêu biểu |
Hạn chế |
Chính trị |
- Năm 1922, thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (còn gọi là Liên Xô). |
- Nóng vội, thiếu dân chủ trong quá trình tập thể hoá nông nghiệp - Chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân,.. |
Kinh tế |
- Sản xuất công nghiệp đã chiếm hơn 70% tổng sản phẩm kinh tế quốc dân. Sản lượng công nghiệp của Liên Xô đứng đầu châu Âu và thứ 2 thế giới (sau Mỹ). - Công cuộc tập thể hoá nông nghiệp hoàn thành với quy mô sản xuất lớn. |
|
Xã hội,văn hoá,giáo dục |
- Các giai cấp bóc lột bị xoá bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân và nông dân tập thể, cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa. - Xoá được nạn mù chữ, xây dựng hệ thống giáo dục thống nhất, hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở ở các thành phố. - Đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học-nghệ thuật… |
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK