Năm 1941, Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định: "Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dưới sự sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.
(Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, NXB Chính trị quốc gia, 2000, tr. 113)
Theo em, vấn đề “sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc” trong giai đoạn lịch sử này là gì? Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giải quyết vấn đề đó như thế nào?
- Đọc kĩ câu trích dẫn kết hợp tham khảo qua internet ,vận dụng các kiến thức được học (sách, báo,truyền hình,..)
- Chỉ ra vấn đề “sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc” trong giai đoạn lịch sử ( Việt Nam chịu ách thống trị của cả Nhật và Pháp) và sự giải quyết của Đảng Cộng sản Đông Dương .
- Vấn đề “sinh tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc” trong giai đoạn lịch sử này là Việt Nam chịu ách thống trị của cả Nhật và Pháp, nhân dân bị bóc lột
- Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam giải quyết vấn đề đó bằng cách thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi mang tên Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Hội nghị nêu rõ: Khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm và quyết định lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm cờ của Mặt trận Việt Minh và sẽ là cờ của Tổ quốc khi giành được chính quyền.
Nêu nét chính về tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và quân phiệt Nhật Bản.
- Đọc kĩ phần 1. Tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp-Nhật Bản (SGK trang 34,35).
- Chỉ ra những nét chính về tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và quân phiệt Nhật Bản (về kinh tế, chính trị ).
- Nét chính về tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và quân phiệt Nhật Bản:
Khai thác thông tin và tư liệu trong mục, hãy cho biết nội dung chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1939 – 1941 là gì? Lấy dẫn chứng từ tư liệu 1 để chứng minh.
- Đọc kĩ phần 2.a)Sự chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương (SGK trang 35) và tư liệu trong mục (SGK trang 35) .
- Chỉ ra nội dung chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1939 – 1941 và lấy dẫn chứng để chứng minh nội dung đó.
- Nội dung chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1939 – 1941 là:
+ Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc này là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nhằm đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai để giành độc lập.
- Dẫn chứng từ tư liệu 1: Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam lúc này không phải là cuộc cách mạng giải quyết hai vấn đề phản để và điền địa nữa (cách mạng tư sản dân quyền) mà là cuộc cách mạng chỉ phải giải quyết một vấn đề cấp bách là giải phóng dân tộc. Đây là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Công cuộc chuẩn bị lực lượng diễn ra và đạt được kết quả như thế nào?
- Đọc kĩ phần 2.b) Chuẩn bị về lực lượng (SGK trang 36) .
- Chỉ ra quá trình , kết quả chuẩn bị lực lượng.
- Quá trình chuẩn bị lực lượng:
- Kết quả của công cuộc chuẩn bị lực lượng : Ngay sau khi thành lập, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã đánh thắng hai trận liên tiếp tại Phay Khắt và Nà Ngần (Cao Bằng).
Cao trào kháng Nhật cứu nước và những hoạt động chuẩn bị cuối cùng tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền diễn ra như thế nào?
- Đọc kĩ phần 2.c) Cao trào kháng Nhật cứu nước và những hoạt động chuẩn bị cuối cùng tiến tới Tổng khởi nghĩa (từ tháng 3 đến giữa tháng 8-1945)(SGK trang 36,37).
- Chỉ ra quá trình diễn ra cao trào kháng Nhật cứu nước và những hoạt động chuẩn bị cuối cùng tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền .
- Ngày 12/3, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, phát động cao trào “Kháng Nhật cứu nước” làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa, cao trào đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên cả nước.
- Tháng 5/1945, lãnh tụ Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào (Tuyên Quang). Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước
Hãy trình bày diễn biến chính của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- Đọc kĩ phần 3.a) Diễn biến chính của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945(SGK trang 37,38).
- Chỉ ra diễn biến chính của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
- Diễn biến chính của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Theo em, sự nhạy bén, sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương và Tổng bộ Việt Minh trong lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 được thể hiện qua những sự kiện nào?
- Đọc kĩ phần 3.a) Diễn biến chính của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945(SGK trang 37,38).
- Chỉ ra các sự kiện thể hiện sự nhạy bén, sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương và Tổng bộ Việt Minh trong lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 .
- Sự nhạy bén, sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông Dương và Tổng bộ Việt Minh trong lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 thể hiện qua:
+ Ngay khi phát xít Nhật nổ súng lật đổ thực dân Pháp ở Đông Dương (9/3/1945), với Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945), Hội nghị Thường vụ mở rộng do Tổng Bí thư Trường Chinh chủ trì đã nhận định tình hình và dự đoán hai tình huống có thể diễn ra và tạo nên một thời cơ “vàng” để nhân dân ta đứng dậy giành chính quyền
+ Xác định chính xác thời điểm và phạm vi tiến hành khởi nghĩa
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời như thế nào?
- Đọc kĩ phần 3.b) Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (SGK trang 39).
- Chỉ ra sự ra đời của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa .
- Ngày 25/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung ương Đảng và Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam từ Tân Trào về đến Hà Nội. Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập, chuẩn bị mọi công việc để Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân.
- Ngày 2/9, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), trước cuộc mít tinh lớn của hàng vạn nhân dân Thủ đô và các vùng lân cận, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
Khai thác tư liệu 3 và hãy xác định nội dung chính của tư liệu.
- Đọc kĩ Tư liệu 3 (SGK trang 39).
- Chỉ ra nội dung chính của tư liệu .
- Nội dung chính của tư liệu: khẳng định quyền tự do, độc lập của dân tộc Việt Nam trước toàn thể nhân dân Việt Nam và toàn thế giới. Không chỉ là tuyên ngôn về độc lập, tự do của dân tộc mà còn là tuyên ngôn về tinh thần yêu chuộng hoà bình của Việt Nam.
Lập bảng thống kê về những sự kiện chính trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 (theo gợi ý dưới đây vào vở)
Thời gian |
Sự kiện nổi bật |
Ý nghĩa |
? |
? |
? |
? |
? |
? |
- Đọc kĩ phần 2.a) Diễn biến chính của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945(SGK trang 37,38).
- Chỉ ra những sự kiện chính trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 và thống kê vào bảng.
Thời gian |
Sự kiện nổi bật |
Ý nghĩa |
19/8 |
Tại Hà Nội, quần chúng cách mạng có sự hỗ trợ của các đội tự vệ chiến đấu lần lượt chiếm Phủ Khâm sai, Sở Cảnh sát Trung ương, Trại Bảo an binh,... Đến tối, cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi hoàn toàn |
- Đánh dấu cột dấu mốc đáng nhớ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, đánh dấu một thời kỳ mới của đất nước - Cổ vũ lớn đối với phong trào cả nước, đặc biệt là ở Huế, Sài Gòn. |
23/8 |
Tại Huế, hàng vạn nhân dân nội, ngoại thành thành phố Huế kéo về biểu tình thị uy, chiếm các công sở, giành chính quyền về tay nhân dân |
Đánh dấu sự cáo chung vĩnh viễn của chế độ quân chủ Việt Nam tồn tại suốt ngàn năm |
25/8 |
Hàng Ngày chục vạn nhân dân Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định và các tỉnh lân cận kéo về trung tâm thành phố dự cuộc mít tinh khổng lồ chào mừng thắng lợi của cuộc khởi nghĩa |
Cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn, giành chính quyền về tay nhân dân. |
Hãy đánh giá vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Đọc kĩ phần 2.a) Diễn biến chính của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945(SGK trang 37,38).
- Chỉ ra vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 .
- Vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945
Tìm hiểu và chia sẻ thông tin về cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở địa phương em (tỉnh hoặc thành phố)
- Tham khảo sách, báo, internet về cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền tháng Tám năm 1945 ở địa phương em (tỉnh hoặc thành phố)
- Chỉ ra thông tin về cuộc Tổng khởi nghĩa đó.
Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội vào 19/8/1945:
- Ở Hà Nội, từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp, không khí cách mạng càng thêm sôi động. Các tầng lớp nhân dân, nhất là thanh niên, hăng hái gia nhập các đoàn thể cứu quốc, các đội tự vệ chiến đấu.
- Các đội tuyên truyền xung phong của Việt Minh hoạt động hầu khắp thành phố. Các đội danh dự của Việt Minh thẳng tay trừ khử những tên tay sai đắc lực của Nhật.
- Tối 15 - 8, Đội Tuyên truyền xung phong của Việt Minh tổ chức diễn thuyết công khai ở ba rạp hát lớn trong thành phố.
- Ngày 16 - 8, truyền đơn, biểu ngữ kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp nơi. Chính quyền bù nhìn thân Nhật lung lay đến tận gốc rễ.
- Đến sáng 19 - 8, cả Hà Nội tràn ngập khí thế cách mạng. Đồng bào rầm rập kéo tới quảng trường Nhà hát lớn dự cuộc mít tinh do Mặt trận Việt Minh tổ chức. Đại biểu Việt Minh đọc Tuyên ngôn. Chương trình của Việt Minh và kêu gọi nhân dân đứng lên giành chính quyền. Bài hát Tiến quân ca lần đầu tiên vang lên.
- Cuộc mít tinh nhanh chóng chuyển thành biểu tình, chia ra nhiều đoàn đi chiếm các công sở của chính quyền bù nhìn.
- Trước khí thế của quần chúng khởi nghĩa, quân Nhật không dám chống lại. Cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn ở Hà Nội.
- Hiện nay, ngày 19 - 8 hàng năm nhân dân Hà Nội treo cờ hoa rực rỡ khắp đường phố để kỉ niệm ngày giải phóng Thủ đô.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK