Trong các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ dưới đây, câu nào nói về sự khách quan, công bằng? Câu nào nói về sự thiếu khách quan, công bằng? Vì sao?
Em đọc kĩ các câu ca dao và giải thích lí do.
Có thể tham khảo tại: https://baitapsgk.com/ca-dao-tuc-ngu-c1412.html
https://baitapsgk.com/thanh-ngu-viet-nam-c1411.html
Câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ |
Khách quan, công bằng |
Thiếu khách quan, công bằng |
Giải thích |
a. Nói có sách, mách có chứng |
x |
|
Nghĩa: nói gì cũng phải có cơ sở, bằng chứng hợp lí Thể hiện thái độ khách quan, công bằng |
b. Yêu nhau củ ấu cũng tròn Ghét nhau thì quả bồ hòn cũng vuông |
|
x |
Nghĩa: yêu nhau thì sẽ thấy toàn những điều tốt đẹp. Ngược lại, đã ghét nhau thì sẽ không bao giờ thừa nhận điểm tốt của nhau Thể hiện sự thiếu công bằng, để tình cảm cá nhân xen vào khi đánh giá người khác |
c. Nhất bên trọng nhất bên khinh |
|
x |
Nghĩa: một bên xem trọng, một bên khinh thường Phê phán thái độ thiên vị, thiếu công bằng |
d. Quân pháp bất vị thân |
x |
|
Nghĩa: pháp luật không vì mối quan hệ thân thiết hay tình cảm Đề cao sự công bằng, bình đẳng trong xã hội |
e. Ăn cho đều, kêu cho sòng |
x |
|
Nghĩa: mọi người cùng góp tiếng nói, cùng chung tay làm việc một cách đồng đều Khuyên nhủ cần phải công bằng, sòng phẳng trong công việc cũng như hưởng thụ thành quả |
g. Công ai nấy nhớ, tội ai nấy chịu |
x |
|
Nghĩa: khẳng định nguyên tắc công bằng, minh bạch trong đánh giá, xử lý mọi việc |
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về pháp luật, đạo đức xã hội.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Giáo dục công dân là môn học cung cấp kiến thức về triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị và pháp luật. Môn học này giúp học sinh hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như các giá trị văn hóa và xã hội, từ đó trở thành những công dân có trách nhiệm.
Nguồn : Kiến ThứcLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK