Trái đất khi mới hình thành chỉ gồm các chất vô cơ mà chưa hề có sự tồn tại của sinh vật. Con người và các sinh vật tồn tại hiện nay được tạo ra từ đâu và phát triển như thế nào?
Trái đất khi mới hình thành chỉ gồm các chất vô cơ mà chưa hề có sự tồn tại của sinh vật.
Sự sống được hình thành trên Trái Đất qua các giai đoạn kế tiếp nhau: tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học và tiến hóa sinh học.
Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, các chất vô cơ có trong khí quyển nguyên thủy (hơi nước, khí cacbonic, amoniac, nitơ...) dưới tác động của các nguồn năng lượng tự nhiên đã liên kết lại tạo nên các phân tử hữu cơ đơn giản (cacbohidrat, saccarit, lipid, axit amin và nuclêôtit). Các chất hữu cơ hòa tan trong đại dương nguyên thủy lắng đọng trên nền bùn sét nóng đã trùng hợp lại tạo nên các đại phân tử như ARN, ADN và protein ...
Trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học, các đại phân tử tập hợp và tương tác với nhau trong một hệ thống mở tạo nên các tế bào nguyên thủy (tiền tế bào).
Trong giai đoạn tiến hóa sinh học, từ các dạng tiền tế bào đã tiến hóa cho ra tất cả các sinh vật nhân sơ và nhân thực hiện nay.
Quan sát hình 51.1, trả lời các câu hỏi sau:
1. Quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất gồm những giai đoạn nào?
2. Thế giới sinh vật trên Trái Đất có nguồn gốc từ đâu?
Quan sát hình 51.1
1. Quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn tiến hóa hóa học.
- Giai đoạn tiến hóa tiền sinh học
- Giai đoạn tiến hóa sinh học.
2. Thế giới sinh vật trên Trái Đất có nguồn gốc từ từ các nguyên tố.
1. Tiến hóa hóa học là gì? Hãy vẽ sơ đồ khái quát quá trình tiến hóa hóa học.
2. Tóm tắt ba sự kiện diễn ra trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.
Sự phát sinh sự sống trên Trái Đất theo quan điểm hiện đại.
1. Tiến hóa hóa học: là giai đoạn tiến hóa hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
Sơ đồ:
2. Ba sự kiện của tiến hóa tiền sinh học:
+ Sự xuất hiện lớp màng bao bọc để bảo vệ và TĐC
+ Sự xuất hiện cơ chế tự sao chép (khả năng sinh sản)
+ Sự xuất hiện các enzyme
Quan sát hình 51.2, trình bày sự xuất hiện cơ thể đơn bào nhân thực.
Quan sát hình 51.2
- Tế bào nhân sơ → màng sinh chất gấp nếp hình thành hệ thống màng trong trễ bào → cộng sinh của vi khuẩn hiếu khí dị dưỡng → tế bào nhân thực dị dưỡng
- Tế bào nhân sơ → màng sinh chất gấp nếp hình thành hệ thống màng trong trễ bào → cộng sinh của vi khuẩn hiếu khí dị dưỡng → cộng sinh của vi khuẩn quang hợp → tế bào nhân thực tự dưỡng.
Đọc thông tin kết hợp quan sát hình 51.3, trình bày quá trình phát triển của sinh giới.
Đọc thông tin kết hợp quan sát hình 51.3
Tế bào sơ khai → Sinh vật nhân sơ → Sinh vật nhân thực đơn bào → Sinh vật nhân thực đa bào. Do chọn lọc tự nhiên theo nhiều hướng khác nhau hình thành các giới sinh vật nhân thực đa bào khác nhau: thực vật, nấm, động vật.
Quan sát hình 51.4, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Gọi tên các giai đoạn chính của quá trình phát sinh loài người.
2. Trình bày tóm tắt đặc điểm hình thái, đời sống của các dạng người.
Quan sát hình 51.4
1. Các giai đoạn chính của quá trình phát sinh loài người: người tối cổ → người cổ đại → người cận đại → người hiện đại.
2. Đặc điểm hình thái, đời sống của các dạng người là:
- Australopithecus (người vượn phương nam): Họ đi bằng hai chân, thân hơi khom về phía trước; biết sử dụng cành cây, hòn đá, mảnh xương thú để tự vệ và tấn công.
- Homo habilis (người khéo léo): Họ sống thành đàn, đi thẳng, cấu trúc bàn chân gần giống người hiện đại, biết chế tạo và sử dụng công cụ bằng đá. Đời sống dựa vào săn bắt một số động vật nhỏ và thu hái quả, hạt, củ, lá cây làm thức ăn.
- Homo erectus (người đứng thẳng): Họ đi thẳng, nhanh nhẹn; sống theo tổ chức xã hội, chưa có nghi thức tôn giáo.
- Homo neanderthalensis (người Neanderthal): Họ đi thẳng gần như người hiện đại, đã biết dùng lừa thông thạo, sống săn bắt và hái lượm, công cụ phong phú được chế tác từ đá silic, bước đầu có đời sống văn hóa.
- Homo sapiens (người tinh khôn): Họ có hình thái và bộ xương giống người hiện nay; biết chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo bằng đá, xương, sừng; sống thành bộ lạc, có nền văn hóa phức tạp, có mầm mống mĩ thuật và tôn giáo.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK