Thông tin di truyền trên gene được phiên mã thành trình tự các ribonucleotide trên mRNA. mRNA tham gia quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide. Quá trình đó diễn ra như thế nào?
Lý thuyết dịch mã
Các phân tử mRNA di chuyển từ nhân đến bào tương rồi đến ribosome, nơi diễn ra quá trình tổng hợp protein. RNA vận chuyển (tRNA) mang các axit amin đến ribosome, và gắn axit amin vào chuỗi polypeptide đang phát triển theo một trình tự xác định bởi mRNA.
Giải thiết mã di truyền là các đoạn ngắn ribonucleotide liền kề trên mRNA (có cùng số lượng ribonucleotide, kí hiệu là n) quy định loại amino acid tương ứng trên chuỗi polypeptide.
a) Xác định số loại mã di truyền và số loại amino acid tương ứng tối đa có thể có với mỗi n. Hoàn thành vào vở theo mẫu Bảng 40.1.
b) Nếu tế nào có xu hướng tiết kiệm tối đa để thực hiện chức năng sinh học thì mã di truyền gồm bao nhiêu ribonucleotide? Biết rằng có 20 loại amino acid cấu tạo nên protein.
Giải thiết mã di truyền là các đoạn ngắn ribonucleotide liền kề trên mRNA (có cùng số lượng ribonucleotide, kí hiệu là n) quy định loại amino acid tương ứng trên chuỗi polypeptide.
1.
Số ribonucleotide trong mã (n) |
Số loại mã có thể có |
Số loại aa tối đa có thể được mã hóa |
1 |
4 |
4 |
2 |
16 |
16 |
3 |
64 |
64 |
4 |
256 |
256 |
2. Nếu tế nào có xu hướng tiết kiệm tối đa để thực hiện chức năng sinh học thì mã di truyền gồm 3 ribonucleotide.
Quan sát hình 40.1 các codon cùng nghĩa (cùng mã hóa cho một loại amino acid hoặc các codon kết thúc) thường giống nhau về nucleotide ở vị trí nào của codon?
Quan sát hình 40.1
Các codon cùng nghĩa (cùng mã hóa cho một loại amino acid hoặc các codon kết thúc) thường giống nhau về nucleotide ở vị trí đầu tiên của codon.
1. Quan sát hình 40.3 cho biết mã di truyền quy định thành phần hóa học và cấu trúc của protein như thế nào?
2. Nêu ý nghĩa của đa dạng mã di truyền.
Quan sát hình 40.3
1. Mã di truyền quy định trình tự amino acid trong chuỗi polypeptide → quy định thành phần và cấu trúc của protein.
2. Ý nghĩa của đa dạng mã di truyền: Tạo sự đa dạng trong chuỗi polypeptide → đa dạng protein.
Đọc thông tin trên và quan sát hình 40.4, trả lời các câu hỏi sau:
1. Có những thành phần nào tham gia quá trình dịch mã? Nêu vai trò của mỗi thành phần trong quá trình dịch mã.
2. Quá trình dịch mã gồm những giai đoạn nào? Mô tả khái quát diễn biến quá trình dịch mã.
3. Dịch mã là gì?
Quan sát hình 40.4 và đọc thông tin trong SGK trang 175
1. Các thành phần tham gia vào quá trình dịch mã:
- Mạch khuôn mARN mang thông tin mã hóa axit amin (a.a)
- Nguyên liệu gồm 20 loại a.a tham gia vào quá tình tổng hợp chuỗi polipeptit.
- tARN và riboxom hoàn chỉnh (tiểu phần bé, tiểu phần lớn liên kết với nhau).
- Các loại enzyme hình thành liên kết gắn a.a với nhau và a.a với tARN.
2. Quá trình dịch mã
Giai đoạn 1: Khởi đầu
Bộ ba đối mã của phức hợp mở đầu Met - tARN (UAX) bổ sung chính xác với codon mở đầu (AUG) trên mARN.
Giai đoạn 2:Kéo dài chuỗi polypeptide
Codon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hợp aa-tARN. Ribôxôm lại dịch chuyển đi một côđon trên mARN và cứ tiếp tục như vậy đến cuối mARN.
Giai đoạn 3: Kết thúc
Khi ribosome tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN (UAG) thì quá trình dịch mã hoàn tất.
3. Dịch mã là quá trình tổng hợp chuỗi polypeptide (protein) dựa trên trình tự nucleotide trên bản phiên mã của gene (mARN).
Dựa vào kiến thức đã học kết hợp quan sát hình 40.5, thực hiện các yêu cầu sau:
1. Nêu tên và sản phẩm của quá trình 1, quá trình 2.
2. Giải thích mối quan hệ giữa gene (DNA), mRNA, protein và tính trạng.
Dựa vào kiến thức đã học kết hợp quan sát hình 40.5
1.
Sản phẩm của quá trình 1: mRNA
Sản phẩm của quá trình 2: protein
2. Mối quan hệ: Trình tự các nuclêôtit trong gen (ADN) quy định trình tự các nucleotide trong mARN, qua đó quy định trình tự các amino acid cấu thành protein. Protein tham gia vào cấu trúc hoạt động sinh lý của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
Dựa vào kiến thức về mối quan hệ giữa gene và tính trạng, cho biết khi muốn thay đổi một tính trạng ở một loài thực vật bằng tác nhân nhân tạo, có thể tác động vào quá trình nào?
Dựa vào kiến thức về mối quan hệ giữa gene và tính trạng
Khi muốn thay đổi một tính trạng ở một loài thực vật bằng tác nhân nhân tạo, có thể tác động vào quá trình nhân đôi hoặc phiên mã.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.
Nguồn : Gia sư đất việtLớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK