Trang chủ Lớp 9 SGK Khoa học tự nhiên 9 - Kết nối tri thức Chương 11. Di truyền học Menđel. Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền Bài 36. Khái quát về di truyền học trang 159, 160, 161 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức: Con sinh ra có những đặc điểm giống bố mẹ và những đặc điểm khác bố mẹ. Theo em đó...

Bài 36. Khái quát về di truyền học trang 159, 160, 161 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức: Con sinh ra có những đặc điểm giống bố mẹ và những đặc điểm khác bố mẹ. Theo em đó...

Lý thuyết khái quát về di truyền học. Hướng dẫn giải Câu hỏi trang 159: MĐ, CH ; Câu hỏi trang 160: CH 1, CH 2, CH 3; Câu hỏi trang 161: CH 1, CH 2 - Bài 36. Khái quát về di truyền học trang 159, 160, 161 Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức - Chương 11. Di truyền học Menđel. Cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền. Con sinh ra có những đặc điểm giống bố mẹ và những đặc điểm khác bố mẹ. Theo em đó là hiện tượng gì?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 159 Mở đầu (MĐ)

Con sinh ra có những đặc điểm giống bố mẹ và những đặc điểm khác bố mẹ. Theo em đó là hiện tượng gì?

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết khái quát về di truyền học

Lời giải chi tiết :

Con sinh ra có những đặc điểm giống bố mẹ và những đặc điểm khác bố mẹ đó là hiện tượng di truyền và biến dị.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 159 Câu hỏi

Một cặp vợ chồng đều có tóc xoăn, người con thứ nhất của họ có tóc xoăn, đây là 1 ví dụ về hiện tượng di truyền; người con thứ hai của họ có tóc thẳng, đây là ví dụ về hiện tượng biến dị.

Đọc thông tin trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Cho biết di truyền và biến dị là gì?

2. Lấy thêm ví dụ về hiện tượng di truyền và biến dị trong thực tế.

Hướng dẫn giải :

Một cặp vợ chồng đều có tóc xoăn, người con thứ nhất của họ có tóc xoăn, đây là 1 ví dụ về hiện tượng di truyền; người con thứ hai của họ có tóc thẳng, đây là ví dụ về hiện tượng biến dị.

Lời giải chi tiết :

1.

- Di truyền: Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tổ tiên cho các thế hệ con cháu.

- Biến dị: Là hiện tượng con sinh ra khác bố, mẹ, tổ tiên và khác nhau ở nhiều chi tiết.

2.

VD1: Một gia đình có bố tóc xoăn, mắt nâu, mẹ tóc thẳng, mắt đen. Sinh được 3 người con:

+ Người con cả tóc xoăn, mắt đen

+ Người con thứ 2 tóc thẳng, mắt đen

+ Người con thứ 3 tóc xoăn, mắt nâu.

→ Cả 3 người con đều được di truyền các tính trạng có sẵn ở bố mẹ.

VD2: Khi lai 2 cây hoa màu đỏ và màu trắng ta nhận được đời con có xuất hiện hoa màu hồng → biến dị


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 160 Câu hỏi 1

Quan sát thí nghiệm trong Hình 36.1 và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Trình bày các bước tiến hành và kết quả thí nghiệm

2. Ở thế hệ F1 và F2 có xuất hiện dạng màu hoa pha trộn giữa hoa tím và hoa trắng hay không? Yếu tố quy định tính trạng hoa trắng (ở thế hệ P) có biến mất trong phép lai không?

image

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 36.1

Lời giải chi tiết :

1.

Các bước thí nghiệm: Cho lai 2 câu đậu hà lan thuần chủng hoa tím và hoa trắng thu được F1 có 100% hoa tím. Tiếp rực cho F1 tự thụ phấn thu được F2.

Kết quả: F1 có 3 tím: 1 hoa trắng

2. Ở thế hệ F1 và F2 không có sự xuất hiện dạng màu hoa pha trộn giữa hoa tím và hoa trắng. Yếu tố quy định tính trạng hoa trắng (ở thế hệ P) không bị biến mất trong phép lai.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 160 Câu hỏi 2

Thế nào là nhân tố di truyền? Hãy chỉ ra tính trạng tương phản, tính trạng trội, tính trạng lặn trong phép lai của Mendel.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết ý tưởng của Mendel về nhân tố di truyền.

Lời giải chi tiết :

- Nhân tố di truyền là đơn vị quy định sự di truyền của một tính trạng tồn tại thành từng cặp, gọi là cặp nhân tố di truyền (ngày nay gọi là cặp allele, ký hiệu bằng cùng một chữ cái).

- Tính trạng tương phản: hoa tím >

- Tính trạng trội: hoa tím

- Tính trạng lặn: hoa trắng


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 160 Câu hỏi 3

Vì sao ý tưởng của Mendel về nhân tố di truyền là cơ sở cho việc nghiên cứu về gene sau này.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết ý tưởng của Mendel về nhân tố di truyền.

Lời giải chi tiết :

Nhân tố di truyền là đơn vị quy định sự di truyền của một tính trạng tồn tại thành từng cặp, gọi là cặp nhân tố di truyền (ngày nay gọi là cặp allele, ký hiệu bằng cùng một chữ cái); các nhân tố di truyền không pha trộn vào nhau → khái niệm đầu tiên về gene → cơ sở cho việc nghiên cứu về gene sau này.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 161 Câu hỏi 1

Lấy ví dụ về tính trạng, tính trạng tương phản, kiểu hình, kiểu gene ở đậu hà lan.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết một số thuật ngữ trong nghiên cứu di truyền

Lời giải chi tiết :

- Tính trạng: màu hoa

- Tính trạng tương phản: hoa tím >

- Kiểu hình: hoa tím, hoa trắng

- Kiểu gene: AA, Aa, aa.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 161 Câu hỏi 2

Ở đậu hà lan, tiến hành lai giữa hai cá thể thuần chủng thân cao với thân thấp. F1 thu được 100% cây thân cao. F2 thu được cả cây thân cao và cây thân thấp với tỉ lệ 3 cây thân cao: 1 cây thân thấp.

1. Hãy sử dụng các ký hiệu và thuật ngữ để mô tả thí nghiệm trên bằng sơ đồ lai.

2. Dự đoán tính trạng trội lặn trong phép lai trên.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào thuật ngữ và ký hiệu di truyền học

Lời giải chi tiết :

1. Sơ đồ lai:

image

2. Dự đoán: thân cao là tính trạng trội, thân thấp là tính trạng lặn.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Năm cuối cấp trung học cơ sở, chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. Những áp lực sẽ lớn nhưng hãy tin tưởng vào khả năng của bản thân và nỗ lực hết mình!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK