Trang chủ Lớp 3 Tin học 3 - Kết nối tri thức Chủ đề 1. Máy tính và em Bài 3: Máy tính và em trang 13, 14, 15, 16, 17 SGK Tin học 3 Kết nối tri thức: Bộ phận nào của điện thoại thông minh thực hiện chức năng của chuột và bàn phím?...

Bài 3: Máy tính và em trang 13, 14, 15, 16, 17 SGK Tin học 3 Kết nối tri thức: Bộ phận nào của điện thoại thông minh thực hiện chức năng của chuột và bàn phím?...

Giải bài Bài 3: Máy tính và em SGK Tin học 3 - Kết nối tri thức - Chủ đề 1. Máy tính và em: Học sinh kể tên các bộ phận của máy tính để bàn mà em biết? Em hãy gọi tên các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn được đánh số trong Hình 8. Bộ phận nào của điện thoại thông minh thực hiện chức năng của chuột và bàn phím?....

Câu hỏi trang 13

Khởi động

Trò chơi "Ai nhanh - Ai đúng”.

Học sinh kể tên các bộ phận của máy tính để bàn mà em biết?

Lời giải chi tiết :

Các bộ phận của máy tính để bàn mà em biết:

Màn hình máy tính.

Thân (cây) máy tính.

Bàn phím máy tính.

Chuột máy tính.

Hoạt động

Em hãy gọi tên các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn được đánh số trong Hình 8.

image

Lời giải chi tiết :

Các bộ phận cơ bản của máy tính để bàn được đánh số trong Hình 8:

(1) - Màn hình

(2) - Thân máy

(3) - Bàn phím

(4) - Chuột

Câu hỏi tr 14

Câu hỏi

1. Các bộ phận của máy tính để bàn là:

A. Màn hình, máy in, bàn phím.

B. Màn hình, bàn phím, thân máy, chuột.

C. Thân máy, loa, bàn phím.

2. Bộ phận nào sau đây của máy tính dùng để nhập thông tin?

A. Màn hình.

B. Bàn phím.

C. Thân máy.

Lời giải chi tiết :

1. Các bộ phận của máy tính để bàn là: Màn hình, bàn phím, thân máy, chuột.

2. Bộ phận dùng để nhập thông tin của máy tính: Bàn phím.

 

Câu hỏi tr 15

Hoạt động

a. Em hãy quan sát Hình 14 và ghép các cụm từ thân máy, màn hình, chuột, bàn phím tương ứng với các bộ phận được đánh ố của máy tính xách tay?

b. Em hãy chỉ ra hai đặc điểm khác so với máy tính để bàn?

image

Lời giải chi tiết :

a. Các bộ phận của máy tính xách tay:

(1) - Màn hình

(2) - Thân máy

(3) - Bàn phím

(4) - Chuột

b. Hai đặc điểm khác so với máy tính để bàn:

Màn hình và thân máy gắn liền với nhau.

Chuột ở trên thân máy.

Câu hỏi 

 Bộ phận nào của điện thoại thông minh thực hiện chức năng của chuột và bàn phím?

Lời giải chi tiết :

 Màn hình cảm ứng của điện thoại thông minh thực hiện chức năng của chuột và bàn phím.

  Câu hỏi tr 16

Hoạt động

Hành động của mỗi bạn trong hình sau đúng hay sai? Giải thích vì sao?

image

Lời giải chi tiết :

Nhận xét:

Hành động của bạn trong hình a là sai vì việc nghịch dây điện có thể khiến bạn bị giật nếu dây bị hở.

Hành động của bạn trong hình b là đúng vì nhờ thầy giáo xử lý giúp sẽ đảm bảo an toàn cho bản thân.

Hoạt động

1. Trong phòng thực hành, khi phát hiện dây của chuột máy tính không cắm được vào máy tính, em sẽ làm gì?

A. Cắm lại.

B. Thông báo với thầy cô.

C. Lấy ra chơi.

2. Để vệ sinh bàn phím máy tính, em nên sử dụng công cụ nào?

A. Bình xịt.

B. Khăn ướt.

C. Chổi phủi bụi.

Lời giải chi tiết :

1. Trong phòng thực hành, khi phát hiện dây của chuột máy tính không cắm được vào máy tính, em sẽ thông báo với thầy cô.

2. Để vệ sinh bàn phím máy tính, em nên sử dụng chổi phủi bụi.

 

Câu hỏi tr 17

Luyện tập

1. Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục thích hợp ở cột B.

image

2. Trong máy tính bảng và điện thoại thông minh, bộ phận nào tiếp nhận thông tin vào?

A. Thân máy.

B. Loa.

C. Màn hình cảm ứng.

3. Minh đang sử dụng máy tính trong phòng thì phát hiện có mùi khét từ dây điện, theo em, Minh nên làm gì?

A. Tiếp tục công việc của mình.

B. Mở cửa to cho bớt mùi khét.

C. Chạy ra ngoài báo với người lớn.

D. Rút dây cắm điện.

Lời giải chi tiết :

1. Đáp án:

(1) - C

(2) - D

(3) - B

(4) - A

2. Trong máy tính bảng và điện thoại thông minh, màn hình cảm ứng tiếp nhận thông tin vào.

3. Minh nên chạy ra ngoài báo với người lớn.

Vận dụng 

Máy tính để bàn nhà Minh có đầy đủ các bộ phận cơ bản nhưng Minh không nghe được âm thanh. Để nghe được âm thanh, máy tính nhà Minh cần lắp thêm thiết bị nào?

Lời giải chi tiết :

Để nghe được âm thanh, máy tính nhà Minh cần lắp thêm tai nghe hoặc loa ngoài.Minh nên chạy ra ngoài báo với người lớn.

 

Dụng cụ học tập

Học Tin học cần sách giáo khoa, máy tính, vở ghi chép, bút mực và phần mềm học tập liên quan.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Tin học là môn khoa học nghiên cứu về quá trình tự động hóa thông tin bằng máy tính. Đây là nền tảng của kỷ nguyên số, mở ra những cơ hội mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông, và đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK