Câu 1 trang 73, VTH Văn 8 tập 1
Những tính xấu của con người bị phê phán trong các truyện Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau:
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.
Những tính xấu của con người bị phê phán trong các truyện Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau:
- Truyện Lợn cưới, áo mới phê phán tính khoe khoang
- Truyện Treo biển phê phán sự thiếu hiểu biết
- Truyện Nói dóc gặp nhau phê phán thói khoác lác
Câu 2 trang 73, VTH Văn 8 tập 1
Điểm đặc biệt trong lời đối thoại của hai nhân vật trong truyện Lợn cưới, áo mới:
Trong tình huống của truyện, cách hỏi và trả lời thông thường sẽ là:
Đọc kĩ văn bản
Điểm đặc biệt trong lời đối thoại của hai nhân vật trong truyện Lợn cưới, áo mới: thay vì trả lời vào trọng tâm câu hỏi thì họ lại khoe khoang những thứ không liên quan đến điều mà người hỏi cần
Trong tình huống của truyện, cách hỏi và trả lời thông thường sẽ là:
“- Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
- Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả”
Câu 3 trang 74, VTH Văn 8 tập 1
Những chi tiết thể hiện tính cách của anh chàng có áo mới trong truyện Lợn cưới, áo mới:
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi
Những chi tiết thể hiện tính cách của anh chàng có áo mới trong truyện Lợn cưới, áo mới: mặc áo mới ra cửa đứng mong có ai qua người ta sẽ khen, đứng từ sáng đến chiều, phanh vạt áo, cách trả lời dư thông tin khi có người hỏi về “lợn cưới”
Câu 4 trang 74, VTH Văn 8 tập 1
Hành động của nhà hàng bán cá trong truyện Treo biển trước những lời nhận xét của mọi người:
Nếu là chủ nhà hàng, trước những lời nhận xét của mọi người, em sẽ:
Đọc văn bản và đặt mình vào vị trí người chủ nhà hàng để trả lời câu hỏi.
Hành động của nhà hàng bán cá trong truyện Treo biển trước những lời nhận xét của mọi người: bỏ dần các chữ trên biển mỗi khi có người chê
Nếu là chủ nhà hàng, trước những lời nhận xét của mọi người, em sẽ: suy nghĩ thật kĩ để xem những lời nhận xét nào phù hợp để tiếp thu.
Câu 5 trang 74, VTH Văn 8 tập 1
Tác dụng của việc lặp lại nhiều lần tình huống bị chê – gỡ biển trong truyện Treo biển:
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.
Tác dụng của việc lặp lại nhiều lần tình huống bị chê – gỡ biển trong truyện Treo biển: là một thủ pháp gây cười.
Nếu tình huống này chỉ xuất hiện một lần thì ta có thể đánh giá nhà hàng biết tiếp thu ý kiến và điều chỉnh thông tin ở biển hiệu. Như vậy truyện sẽ tạo dựng một tính cách tích cực. Nhưng tình huống lặp lại nhiều lần và kết cục là không còn cái biển, tức là nhà hàng phủ nhận chính mình mặc dù các thông tin trên biển không hề sai và không gây hại. Điều này cho thấy nhà hàng không có khả năng tự đánh giá giá trị, không phân biệt được cái nên và không nền. Trong cuộc sống, đôi khi ta bắt gặp những người như vậy. Khi không có chủ kiến thì dễ bị tác động bởi người khác, thậm chí dễ bị lôi kéo theo người khác. Tiếng cười nảy sinh từ tình huống lặp lại, người đọc tự phát hiện ra tính cách của chủ nhà hàng.
Câu 6 trang 74, VTH Văn 8 tập 1
Điều khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau:
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.
Điều khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau: Anh chàng đi làm ăn xa mới trở về làng và anh chàng nói dóc khác trong làng. Anh đi làm ăn xa tả độ dài của một chiếc ghe (thuyền), anh chàng nói dóc trong làng kể về độ cao của một cái cây. Độ dài của cái ghe và độ cao của cái cây đều phi thực tế. Kiểu nói dóc này có nơi gọi là nói trạng. Có những địa phương nổi tiếng với trò nói trạng này. “Tài năng” của người nói dóc là nghĩ ra những điều không bao giờ có thực, phi lô-gic. Lời nói của hai nhân vật trong truyện đều thể hiện sự bịa đặt, hư cấu cao độ.
Câu 7 trang 74, VTH Văn 8 tập 1
Chi tiết tạo ra sự bất ngờ cho truyện Nói dóc gặp nhau:
Đọc văn bản để trả lời câu hỏi.
Chi tiết tạo ra sự bất ngờ cho truyện Nói dóc gặp nhau: anh chàng đi làm ăn xa về muốn khoác lác về chuyện phương xa xứ lạ để lòe mọi người trong làng cho vui, nhưng không ngờ lại bị anh chàng nói dóc trong làng bóc mẽ. Anh chàng nói dóc trong làng dùng chiêu “gậy ông đập lưng ông” để anh chàng đi xa về tự phủ định mình.
Câu 8 trang 74, VTH Văn 8 tập 1
Nhận xét về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện:
- Lợn cưới, áo mới:
- Treo biển:
- Nói dóc gặp nhau:
Đọc văn bản và dựa vào hiểu biết của em để trả lời câu hỏi.
Nhận xét về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện: Đối với thói hư tật xấu của con người, truyện cười có thể đả kích, lên án hay bông đùa, giễu cợt nhẹ nhàng, giáo dục kín đáo. Về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện ở bài học này, chúng đều mang giọng điệu mỉa mai – châm biếm, tạo ra những yếu tố vô lí, thiếu lô-gic để tạo nên tiếng cười phê phán những thói hư tật xấu
Câu 9 trang 75, VTH Văn 8 tập 1
Đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về một tính cách đáng phê phán được nói đến trong chùm truyện cười dân gian Việt Nam đã học:
Trình bày suy nghĩ về một tính cách đáng phê phán thành đoạn văn theo yêu cầu.
Truyện cười là sản phẩm sáng tạo của trí tuệ dân gian, được lưu truyền rộng rãi trong quần chúng nhân dân. Truyện cười được sáng tác không chỉ nhằm mang đến tiếng cười giải trí sau những phút giây lao động mệt mỏi mà còn ngầm phê phán những thói hư tật xấu, qua đó gửi gắm những bài học, ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Khoe khoang là một trong những hành vi của tính cách con người, nhằm gây ra sự chú ý bằng cách nói ra cái tài, cái giỏi của mình cho người khác biết, hay tìm cách che giấu sự thua kém không bằng người khác. Khoe khoang tuy là một đức tính không thực sự tốt, song trong một số trường hợp cũng mang lại mặt tích cực, nhưng hãy biết cách khoe khoang một cách nhẹ nhàng và tế nhị. Nếu chúng ta phô trương: là quá tự tin, tự kiêu, khoe khoang quá đà, biểu hiện của thói quen xấu. Hình ảnh người phô trương sẽ không được sự tôn trọng của mọi người, thậm chí mọi người coi thường… Những người phô trương sẽ khó nhận được sự tin tưởng, họ chạy theo danh hão và nó cản trở sự thành công của họ…Nếu chúng ta khiêm tốn, thiết thực: là biết mình biết ta, nó là biểu hiện của lối sống chân thực, chân thành, của những phẩm chất cao quý, nó nâng cao giá trị của mỗi con người. Ta sẽ được mọi người trân trọng, đề cao, sẽ có thành công trong cuộc sống. Mỗi cá nhân, bằng những hành động cụ thể, có thể đóng góp cho cộng đồng… không chỉ giúp bản thân nâng cao năng lực, hoàn thiện nhân cách mà còn thúc đẩy xã hội cùng tiến bộ, phát triển.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK