Khởi động
Cùng các bạn hỏi – đáp về đặc điểm của những cảnh vật được vẽ trong tranh.
Em quan sát tranh và thảo luận cùng các bạn.
Trong tranh có:
- Phía xa có ngọn núi cao.
- Những ngôi nhà lấp ló ở chân núi, ở những hàng tre, cây cổ thụ.
- Cánh đồng lúa vàng ươm sắp đến mùa gặt hái.
- Trâu, bò thong thả gặm cỏ.
- Chim sải cánh bay trên cánh đồng.
- Bức tranh đồng quê giản dị, mộc mạc, đầy sắc xanh thiên nhiên.
Bài đọc
NÚI QUÊ TÔI
Từ xa xa, trên con đường đất đỏ chạy về làng, tôi đã trông thấy bóng núi quê tôi xanh thẫm trên nền trời mây trắng.
Về cuối thu sang đông, trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng. Còn về mùa hè, trong ánh chớp sáng lóa của cơn dông, cả ngọn núi hiện ra xanh mướt. Lá cây bay như làn tóc của một bà tiên đang hướng mặt về phía biển. Còn cả người bà thì ẩn dưới những cánh đồng lúa chín vàng.
Núi hiện lên trong mưa có nhiều màu lá. Lá bạch đàn, lá tre xanh tươi che rợp những con đường mòn quanh co lên đỉnh núi. Những vườn chè, vườn sắn xanh tốt bao quanh sườn núi. Thỉnh thoảng, giữa những mảnh vườn là bóng xanh um của một cây mít, và thênh thang rười rượi là màu xanh của cỏ, dứa dại và sim, mua.
Ở lưng chừng núi có một khe nhỏ, nướ chảy ra trong vắt, đọng xuống một giếng đá...
Từ xa xa, tôi nghe thấy tiếng lá bạch đàn và lá tre reo. Từ xa xa, tôi đã cảm thấy hương thơm của chè xanh, của bếp nhà ai tỏa khói.
(Theo Lê Phương Liên)
Từ ngữ:
- Rười rượi: màu xanh cây lá, trải rộng, gợi cảm giác dịu mát, dễ chịu.
- Khe: khoang hở dài và hẹp giữa hai vách núi.
Câu 1
Tìm trong bài câu văn:
- Tả đỉnh núi vào cuối thu sang đông
- Tả ngọn núi vào mùa hè
Em đọc đoạn 2 của bài đọc để hoàn thành bài tập.
- Tả đỉnh núi vào cuối thu sang đông: Về cuối thu sang đông, trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng.
- Tả ngọn núi vào mùa hè: Còn về mùa hè, trong ánh chớp sáng lóa của cơn dông, cả ngọn núi hiện ra xanh mướt.
Câu 2
Chọn từ ngữ có tiếng xanh phù hợp với từng sự vật được tả trong bài.
Em dựa vào bài đọc và suy nghĩ để hoàn thành bài tập.
- Bóng núi: xanh thẫm
- Ngọn núi: xanh mướt
- Lá bạch đàn, lá tre: xanh tươi
- Vườn chè, vườn sắn: xanh tốt
Câu 3
Tìm trong bài những câu văn có hình ảnh so sánh. Em thích hình ảnh nào?
Em đọc kĩ đoạn bài đọc để tìm câu trả lời cho phù hợp.
- Về cuối thu sang đông, trên đỉnh núi có mây trắng bay như tấm khăn mỏng.
- Lá cây bay như làn tóc của một bà tiên đang hướng mặt về phía biển.
Em thích hỉnh ảnh so sánh “Lá cây bay như làn tóc của một bà tiên đang hướng mặt về phía biển”. Hình ảnh gợi cho em cảm giác vừa tươi mát, trong lành lại vô cùng huyền ảo.
Câu 4
Tác giả cảm nhận được những âm thanh nào, những hương thơm nào của vùng núi quê hương?
Em đọc lại đoạn cuối của bài đọc để tìm câu trả lời phù hợp.
- Tiếng lá bạch đàn và lá tre reo
- Hương thơm của chè xanh, của bếp nhà ai đang tỏa
Câu 5
Nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc bài Núi quê tôi.
Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình.
Khi đọc bài Núi quê tôi em thấy được cảnh núi rừng, cảnh thiên nhiên muôn hình muôn vẻ qua bốn mùa. Mỗi khoảng thời gian khác nhau là những cảnh đẹp, âm thanh khác nhau từ thiên nhiên đem lạ. Bài đọc khiến em cảm thấy yêu quê hương đất nước, yêu núi rừng mình hơn.
Nội dung
Bài đọc là bức tranh phong cảnh của một vùng quê với vẻ đẹp của ngọn núi được tô điểm bơi nhiều màu xanh của các sự vật. Thông qua đó thể hiện tình yêu quê hương của tác giả. |
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK