Luyện từ và câu
Câu 1:
Tìm trong các câu in đậm những từ ngữ có nghĩa giống nhau.
Rừng cây im lặng quá. Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình. Gió bắt đầu thổi rào rào. Phút yên tĩnh của rừng ban mai dần biến đi. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phát khắp rừng.
Thoắt cái, cả một khoảng rừng nguyên sơ đã trở lại vẻ tĩnh lặng.
(Theo Đoàn Giỏi)
Em đọc kĩ các câu văn in đậm để trả lời câu hỏi.
Những từ có nghĩa giống nhau là: im lặng, yên tĩnh, tĩnh lặng.
Câu 2
Chọn từ dưới đây thay cho mỗi từ in đậm trong câu.
Sừng sững, chăm chỉ, vàng ruộm
a. Những người dân quê tôi rất hiền lành, chịu khó.
b. Dưới ánh mặt trời, cánh đồng vàng rực màu lúa chín.
c. Đi qua cánh rừng, một dãy núi hùng vĩ hiện ra trước mắt chúng tôi.
Em lựa chọn từ đồng nghĩa với từ in đậm trong câu để thay thế.
a. Những người dân quê tôi rất hiền lành, chăm chỉ.
b. Dưới ánh mặt trời, cánh đồng vàng ruộm màu lúa chín.
c. Đi qua cánh rừng, một dãy núi sừng sững hiện ra trước mắt chúng tôi.
Câu 3
Đặt câu có hình ảnh so sánh để tả cánh đồng hoặc dòng sông.
Mẫu: Vào mùa lúa chín, cánh đồng quê tôi như một tấm thảm vàng rực.
Em suy nghĩ và đặt câu.
- Dòng sông dài như một dải lụa.
- Dòng sông tĩnh lặng, mặt nước trong, sáng như gương.
- Cánh đồng lúa đung đưa theo gió như làn sóng dập dềnh.
Luyện viết đoạn
Câu 1:
Quan sát và kể tên những cảnh vật được vẽ trong tranh.
Em quan sát các bức tranh để hoàn thành bài tập.
Các bức tranh diễn tả:
- Bạn nhỏ ngắm nhìn các bạn nhỏ bên ngoài chơi trên vỉa hè, đường phố tấp nập người qua lại
- Các bạn nhỏ đang chơi trò chơi trước nhà
- Ruộng bậc thang ở vùng cao
- Bãi biển với bờ cát trắng và nước biển xanh mát.
Câu 2
Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về cảnh vật quê hương.
Gợi ý:
- Tên cảnh vật quê hương.
- Đặc điểm bảo quát và đặc điểm nổi bật của cảnh vật
- Điều em thích nhất (ấn tượng nhất) về cảnh vật
- Cảm nghĩ của em khi ngắm nhìn cảnh vật
Em dựa vào gợi ý để viết đoạn văn.
Bài tham khảo 1:
Hè đến, em lại được về thăm quê. Quê em là một vùng ven biển. Bãi biển Sầm Sơn nổi tiếng thu hút rất nhiều khách du lịch. Vào mỗi buổi chiều, em cùng với các anh chị ra biển chơi. Bờ biển mới rộng lớn làm sao. Gần bờ biển, nhiều nhà hàng, khách sạn, quán ăn… mọc lên san sát nhau. Xe cộ đi lại tập nấp, phố xá đông đúc khách du lịch. Quê hương em đang ngày càng phát triển hơn. Em cảm thấy rất vui vì điều đó.
Bài tham khảo 2:
Quê hương nằm ở ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Mỗi lần về thăm quê, em đều cảm thấy vô cùng thích thú. Bởi hình ảnh cánh đồng lúa rộng mênh mông. Trên con đê đầu làng, từng đàn trâu thung thăng gặm cỏ. Phía xa xa, ông mặt trời mọc rồi lặn sau lũy tre xanh. Nhưng quê hương của em cũng ngày càng hiện đại hơn. Nhiều căn nhà to lớn, rộng rãi mọc lên. Những con đường cũng được xây dựng khang trang hơn. Những phương tiện giao thông cũng đi lại tấp nập hơn. Em cảm thấy rất tự hào về quê hương của mình.
Câu 3
Trao đổi bài làm với bạn để sửa lỗi và bổ sung ý hay.
Em trao đổi bài làm với các bạn tại lớp.
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Vận dụng
Tìm đọc câu chuyện, bài văn, bài thơ,... về quê hương, đất nước.
Ví dụ:
Cửa Tùng
Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời đất nước bị chia cắt. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
Từ cầu Hiền Lương, thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi Cát ở đây thường được ngợi ca là “Bà Chúa của các bãi tắm”. Diệu kì thay, trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục.
Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
(Theo Thụy Chương)
Từ ngữ
- Bến Hải: sông chảy qua tỉnh Quảng Trị.
- Hiền Lương: cầu bắc qua sông Bến Hải.
- Đồi mồi: một loài rùa biển, mai có vân đẹp.
- Bạch kim: kim loại quý, màu trắng sáng.
Em tìm đọc những bài đọc về quê hương, đất nước ở sách, báo, tạp chí,...
Em có thể tham khảo một số bài đọc như:
- Trên hồ Ba Bể
- Quê hương
- Quê tôi
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK