Trang chủ Lớp 8 SBT Toán 8 - Kết nối tri thức Chương 8. Mở đầu về tính xác suất của biến cố Bài hỏi trắc nghiệm trang 46, 47 SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Chọn ngẫu nhiên một số có hai chữ số. Xác suất để chọn được số chính phương là A...

Bài hỏi trắc nghiệm trang 46, 47 SBT Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Chọn ngẫu nhiên một số có hai chữ số. Xác suất để chọn được số chính phương là A...

Hướng dẫn trả lời Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 câu hỏi trắc nghiệm trang 46, 47 sách bài tập toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Bài tập cuối chương VIII. Chọn ngẫu nhiên một số có hai chữ số. Xác suất để chọn được số chính phương là A....

Câu hỏi:

Câu 1

Chọn ngẫu nhiên một số có hai chữ số. Xác suất để chọn được số chính phương là

A. \(\frac{1}{{15}}\)

B. \(\frac{1}{{16}}\)

C. \(\frac{1}{{14}}\)

D. \(\frac{2}{{31}}\)

Hướng dẫn giải :

+ Sử dụng kiến thức về cách tính xác suất bằng tỉ số để tính: Giả thiết rằng các kết quả có thể của một hành động hay thực nghiệm là đồng khả năng. Khi đó, xác suất của biến cố E, kí hiệu là P(E), bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.

image

+Các bước tính xác suất của một biến cố E trong một hành động hay thực nghiệm đồng khả năng:

Bước 1: Đếm các kết quả có thể (thường bằng cách liệt kê);

Bước 2: Chỉ ra các kết quả có thể là đồng khả năng;

Bước 3: Đếm các kết quả thuận lợi cho biến cố E;

Bước 4: Lập tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.

Lời giải chi tiết :

Số các số có hai chữ số là: \(\left( {99 - 10} \right):1 + 1 = 90\) (số) nên có 90 kết quả có thể.

Do chọn ngẫu nhiên 1 số có hai chữ số nên 90 kết quả có thể này là đồng khả năng.

Các số chính phương có hai chữ số là: 16, 25, 36, 49, 64, 81 nên có 6 số chính phương có hai chữ số.

Vậy xác suất để để chọn được số chính phương là: \(P = \frac{6}{{90}} = \frac{1}{{15}}\)

Chọn A


Câu hỏi:

Câu 2

Lớp 12A gồm 38 học sinh, trong đó có 18 học sinh nam, tổ chức đi du lịch bằng máy bay. Khi làm thủ tục có 6 học sinh nam gửi hành lí và 8 học sinh nữ không gửi hành lí. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong lớp. Xác suất để chọn được một học sinh nữ gửi hành lí là:

A. \(\frac{7}{{20}}\)

B. \(\frac{3}{5}\)

C. \(\frac{8}{{21}}\)

D. \(\frac{9}{{23}}\)

Hướng dẫn giải :

+ Sử dụng kiến thức về cách tính xác suất bằng tỉ số để tính: Giả thiết rằng các kết quả có thể của một hành động hay thực nghiệm là đồng khả năng. Khi đó, xác suất của biến cố E, kí hiệu là P(E), bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.

image

+Các bước tính xác suất của một biến cố E trong một hành động hay thực nghiệm đồng khả năng:

Bước 1: Đếm các kết quả có thể (thường bằng cách liệt kê);

Bước 2: Chỉ ra các kết quả có thể là đồng khả năng;

Bước 3: Đếm các kết quả thuận lợi cho biến cố E;

Bước 4: Lập tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.

Lời giải chi tiết :

Vì chọn ngẫu nhiên 1 học sinh trong lớp nên có 38 kết quả có thể, và 38 kết quả có thể này là đồng khả năng.

Số học sinh nữ của lớp là: \(38 - 18 = 20\) (học sinh).

Số học sinh nữ gửi hành lí là: \(20 - 8 = 12\) (học sinh)

Vậy xác suất để chọn được một học sinh nữ gửi hành lí là: \(P = \frac{{12}}{{38}} = \frac{6}{{19}}\)

Không có đáp án đúng.


Câu hỏi:

Câu 3

Lớp 12A gồm 38 học sinh, trong đó có 18 học sinh nam, tổ chức đi du lịch bằng máy bay. Khi làm thủ tục có 6 học sinh nam gửi hành lí và 8 học sinh nữ không gửi hành lí. Chọn ngẫu nhiên một học sinh trong lớp. Xác suất để chọn được một học sinh không gửi hành lí là:

A. \(\frac{{11}}{{20}}\)

B. \(\frac{{12}}{{19}}\)

C. \(\frac{{13}}{{21}}\)

D. \(\frac{{10}}{{19}}\)

Hướng dẫn giải :

+ Sử dụng kiến thức về cách tính xác suất bằng tỉ số để tính: Giả thiết rằng các kết quả có thể của một hành động hay thực nghiệm là đồng khả năng. Khi đó, xác suất của biến cố E, kí hiệu là P(E), bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.

image

+Các bước tính xác suất của một biến cố E trong một hành động hay thực nghiệm đồng khả năng:

Bước 1: Đếm các kết quả có thể (thường bằng cách liệt kê);

Bước 2: Chỉ ra các kết quả có thể là đồng khả năng;

Bước 3: Đếm các kết quả thuận lợi cho biến cố E;

Bước 4: Lập tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.

Lời giải chi tiết :

Vì chọn ngẫu nhiên 1 học sinh trong lớp nên có 38 kết quả có thể, và 38 kết quả có thể này là đồng khả năng.

Số học sinh nam không gửi hành lí là: \(18 - 6 = 12\) (học sinh)

Số học sinh không gửi hành lí là: \(12 + 8 = 20\) (học sinh)

Vậy xác suất để chọn được một học sinh không gửi hành lí là: \(\frac{{20}}{{38}} = \frac{{10}}{{19}}\)

Chọn D


Câu hỏi:

Câu 4

Một túi đựng các viên bi có cùng khối lượng và kích thước với 26 viên bi màu đỏ, 62 viên bi màu tím, 8 viên bi màu vàng, 9 viên bi màu trắng và 12 viên bi màu đen. Lấy ngẫu nhiên một viên bi trong túi. Xác suất để lấy được viên bi có màu tím là:

A. \(\frac{{62}}{{117}}\)

B. \(\frac{{20}}{{39}}\)

C. \(\frac{{63}}{{118}}\)

D. \(\frac{{65}}{{118}}\)

Hướng dẫn giải :

+ Sử dụng kiến thức về cách tính xác suất bằng tỉ số để tính: Giả thiết rằng các kết quả có thể của một hành động hay thực nghiệm là đồng khả năng. Khi đó, xác suất của biến cố E, kí hiệu là P(E), bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.

+Các bước tính xác suất của một biến cố E trong một hành động hay thực nghiệm đồng khả năng:

Bước 1: Đếm các kết quả có thể (thường bằng cách liệt kê);

Bước 2: Chỉ ra các kết quả có thể là đồng khả năng;

Bước 3: Đếm các kết quả thuận lợi cho biến cố E;

Bước 4: Lập tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.

Lời giải chi tiết :

Tổng số viên bi là: \(26 + 62 + 8 + 9 + 12 = 117\) (viên) nên có 117 kết quả có thể.

Vì chọn ngẫu nhiên 1 viên bi trong túi nên 117 kết quả này là đồng khả năng.

Vì có 62 viên bi màu tím nên xác suất để lấy được viên bi màu tím là: \(P = \frac{{62}}{{117}}\)

Chọn A


Câu hỏi:

Câu 5

Một túi đựng các viên bi có cùng khối lượng và kích thước với 26 viên bi màu đỏ, 62 viên bi màu tím, 8 viên bi màu vàng, 9 viên bi màu trắng và 12 viên bi màu đen. Lấy ngẫu nhiên một viên bi trong túi. Xác suất để lấy được viên có bi màu trắng là:

A. \(\frac{{11}}{{117}}\)

B. \(\frac{1}{{13}}\)

C. \(\frac{{13}}{{118}}\)

D. \(\frac{{15}}{{118}}\)

Hướng dẫn giải :

+ Sử dụng kiến thức về cách tính xác suất bằng tỉ số để tính: Giả thiết rằng các kết quả có thể của một hành động hay thực nghiệm là đồng khả năng. Khi đó, xác suất của biến cố E, kí hiệu là P(E), bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.

image

+Các bước tính xác suất của một biến cố E trong một hành động hay thực nghiệm đồng khả năng:

Bước 1: Đếm các kết quả có thể (thường bằng cách liệt kê);

Bước 2: Chỉ ra các kết quả có thể là đồng khả năng;

Bước 3: Đếm các kết quả thuận lợi cho biến cố E;

Bước 4: Lập tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.

Lời giải chi tiết :

Tổng số viên bi là: \(26 + 62 + 8 + 9 + 12 = 117\) (viên) nên có 117 kết quả có thể.

Vì chọn ngẫu nhiên 1 viên bi trong túi nên 117 kết quả này là đồng khả năng.

Vì có 9 viên bi có màu trắng nên xác suất để lấy được viên bi màu có màu trắng là: \(P = \frac{9}{{117}} = \frac{1}{{13}}\)

Chọn B


Câu hỏi:

Câu 6

Một túi đựng các viên bi có cùng khối lượng và kích thước với 26 viên bi màu đỏ, 62 viên bi màu tím, 8 viên bi màu vàng, 9 viên bi màu trắng và 12 viên bi màu đen. Lấy ngẫu nhiên một viên bi trong túi. Xác suất để lấy được viên có màu trắng hoặc màu đen là:

A. \(\frac{{20}}{{117}}\)

B. \(\frac{{19}}{{119}}\)

C. \(\frac{7}{{39}}\)

D. \(\frac{{20}}{{119}}\)

Hướng dẫn giải :

+ Sử dụng kiến thức về cách tính xác suất bằng tỉ số để tính: Giả thiết rằng các kết quả có thể của một hành động hay thực nghiệm là đồng khả năng. Khi đó, xác suất của biến cố E, kí hiệu là P(E), bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.

image

+Các bước tính xác suất của một biến cố E trong một hành động hay thực nghiệm đồng khả năng:

Bước 1: Đếm các kết quả có thể (thường bằng cách liệt kê);

Bước 2: Chỉ ra các kết quả có thể là đồng khả năng;

Bước 3: Đếm các kết quả thuận lợi cho biến cố E;

Bước 4: Lập tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.

Lời giải chi tiết :

Tổng số viên bi là: \(26 + 62 + 8 + 9 + 12 = 117\) (viên) nên có 117 kết quả có thể

Vì chọn ngẫu nhiên 1 viên bi trong túi nên 117 kết quả này là đồng khả năng.

Vì có \(9 + 12 = 21\) viên bi có màu trắng hoặc màu đen nên xác suất để lấy được viên bi màu có màu trắng hoặc màu đen là: \(P = \frac{{21}}{{117}} = \frac{7}{{39}}\)

Chọn C


Câu hỏi:

Câu 7

Một túi đựng các viên bi có cùng khối lượng và kích thước với 26 viên bi màu đỏ, 62 viên bi màu tím, 8 viên bi màu vàng, 9 viên bi màu trắng và 12 viên bi màu đen. Lấy 2 viên bi màu đỏ và 1 viên bi màu trắng ra khỏi túi. Chọn ngẫu nhiên một viên bi trong túi. Xác suất để chọn được viên bi không phải màu vàng là

A. \(\frac{{107}}{{114}}\)

B. \(\frac{{109}}{{115}}\)

C. \(\frac{{103}}{{115}}\)

D. \(\frac{{53}}{{57}}\)

Hướng dẫn giải :

+ Sử dụng kiến thức về cách tính xác suất bằng tỉ số để tính: Giả thiết rằng các kết quả có thể của một hành động hay thực nghiệm là đồng khả năng. Khi đó, xác suất của biến cố E, kí hiệu là P(E), bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.

image

+Các bước tính xác suất của một biến cố E trong một hành động hay thực nghiệm đồng khả năng:

Bước 1: Đếm các kết quả có thể (thường bằng cách liệt kê);

Bước 2: Chỉ ra các kết quả có thể là đồng khả năng;

Bước 3: Đếm các kết quả thuận lợi cho biến cố E;

Bước 4: Lập tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.

Lời giải chi tiết :

Tổng số viên bi là: \(26 + 62 + 8 + 9 + 12 - 2 - 1 = 114\) (viên) nên có 114 kết quả có thể.

Vì chọn ngẫu nhiên 1 viên bi trong túi nên 114 kết quả này là đồng khả năng.

Vì có \(114 - 8 = 106\) viên bi không phải màu vàng nên xác suất để chọn được viên bi không phải màu vàng là: \(P = \frac{{106}}{{114}} = \frac{{53}}{{57}}\)

Chọn D


Câu hỏi:

Câu 8

Một túi đựng các viên bi có cùng khối lượng và kích thước với 26 viên bi màu đỏ, 62 viên bi màu tím, 8 viên bi màu vàng, 9 viên bi màu trắng và 12 viên bi màu đen. Bỏ thêm 2 viên bi màu đỏ và 1 viên bi màu trắng vào túi. Chọn ngẫu nhiên một viên bi trong túi. Xác suất để chọn được viên bi không phải màu đỏ là

A. \(\frac{{23}}{{30}}\)

B. \(\frac{{91}}{{120}}\)

C. \(\frac{{93}}{{121}}\)

D. \(\frac{{92}}{{121}}\)

Hướng dẫn giải :

+ Sử dụng kiến thức về cách tính xác suất bằng tỉ số để tính: Giả thiết rằng các kết quả có thể của một hành động hay thực nghiệm là đồng khả năng. Khi đó, xác suất của biến cố E, kí hiệu là P(E), bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.

image

+Các bước tính xác suất của một biến cố E trong một hành động hay thực nghiệm đồng khả năng:

Bước 1: Đếm các kết quả có thể (thường bằng cách liệt kê);

Bước 2: Chỉ ra các kết quả có thể là đồng khả năng;

Bước 3: Đếm các kết quả thuận lợi cho biến cố E;

Bước 4: Lập tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.

Lời giải chi tiết :

Số viên bi màu đỏ là: \(26 + 2 = 28\) (viên), số viên bi màu trắng là: \(9 + 1 = 10\) (viên)

Tổng số viên bi là: \(28 + 62 + 8 + 10 + 12 = 120\) (viên) nên có 120 kết quả có thể.

Vì chọn ngẫu nhiên 1 viên bi trong túi nên 120 kết quả này là đồng khả năng.

Vì có \(120 - 28 = 92\) viên bi không phải màu đỏ nên xác suất để chọn được viên bi không phải màu đỏ là: \(P = \frac{{92}}{{120}} = \frac{{23}}{{30}}\)

Chọn A

Dụng cụ học tập

Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK