Một bộ bài tú lơ khơ gồm 52 lá bài chia thành bốn chất: rô (hình thoi, màu đỏ), cơ (hình trái tim, màu đỏ), bích (hình mâu, màu đen), nhép (hình cây, màu đen). Mỗi chất có 13 lá bài là: 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, J, Q, K, A. Rút ngẫu nhiên một lá bài. Tính xác suất của các biến cố sau:
a) A: “Rút được lá bài có màu đen”;
b) B: “Rút được lá bài A màu đỏ”;
c) C: “Rút được lá bài mang số 3”;
d) D: “Rút được lá bài chất rô”;
e) E: “Rút được lá bài không phải chất bích”;
f) F: “Rút được lá bài tranh” (Các lá bài J, Q, K gọi là lá bài tranh).
+ Sử dụng kiến thức về cách tính xác suất bằng tỉ số để tính: Giả thiết rằng các kết quả có thể của một hành động hay thực nghiệm là đồng khả năng. Khi đó, xác suất của biến cố E, kí hiệu là P(E), bằng tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.
+Các bước tính xác suất của một biến cố E trong một hành động hay thực nghiệm đồng khả năng:
Bước 1: Đếm các kết quả có thể (thường bằng cách liệt kê);
Bước 2: Chỉ ra các kết quả có thể là đồng khả năng;
Bước 3: Đếm các kết quả thuận lợi cho biến cố E;
Bước 4: Lập tỉ số giữa số kết quả thuận lợi cho biến cố E và tổng số kết quả có thể.
Bộ bài có 52 lá bài nên có 52 kết quả có thể, rút ngẫu nhiên 1 lá bài nên 52 kết quả có thể này là đồng khả năng.
a) Có 13 lá bài bích (màu đen) và 13 lá bài nhép (màu đen) nên có tất cả \(13 + 13 = 26\) lá bài màu đen. Do đó, có 26 kết quả thuận lợi cho biến cố A.
Xác suất của biến cố A là: \(P\left( A \right) = \frac{{26}}{{52}} = \frac{1}{2}\)
b) Có 2 lá bài A màu đỏ (A rô, A cơ) nên có 2 kết quả thuận lợi cho biến cố B
Xác suất của biến cố B là: \(P\left( B \right) = \frac{2}{{52}} = \frac{1}{{26}}\)
c) Có 4 lá bài mang số 3 (3 cơ, 3 rô, 3 bích, 3 nhép) nên có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố C. Xác suất của biến cố C là: \(P\left( C \right) = \frac{4}{{52}} = \frac{1}{{13}}\)
d) Có 13 lá bài mang chất rô (2 rô, 3 rô, 4 rô, 5 rô, 6 rô, 7 rô, 8 rô, 9 rô, 10 rô, J rô, Q rô, K rô, A rô) nên có 13 kết quả thuận lợi cho biến cố D.
Xác suất của biến cố D là: \(P\left( D \right) = \frac{{13}}{{52}} = \frac{1}{4}\)
e) Có \(52 - 13 = 39\) lá bài không phải chất bích nên có 39 kết quả thuận lợi cho biến cố E.
Xác suất của biến cố E là: \(P\left( E \right) = \frac{{39}}{{52}} = \frac{3}{4}\)
f) Có 12 lá bài tranh (J cơ, Q cơ, K cơ, J rô, Q rô, K rô, J bích, Q bích, K bích, J nhép, Q nhép, K nhép) nên có 12 kết quả thuận lợi cho biến cố F.
Xác suất của biến cố F là: \(P\left( F \right) = \frac{{12}}{{52}} = \frac{3}{{13}}\)
Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK