Trang chủ Lớp 8 SBT Văn 8 - Kết nối tri thức Bài 4. Tiếng cười trào phúng trong thơ Bài tập 4 trang 28 SBT Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Ông đứng làm chi đó hỡi ông?...

Bài tập 4 trang 28 SBT Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Ông đứng làm chi đó hỡi ông?...

Hướng dẫn giải Câu 1, 2, 3, 4 Bài tập 4 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 4. ÔNG PHỖNG ĐÁ Ông đứng làm chi đó hỡi ông?...

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

ÔNG PHỖNG ĐÁ

Ông đứng làm chi đó hỡi ông?

Mà trơ như đá vững như đồng!

Đêm ngày gìn giữ cho ai đó,

Non nước đầy vơi có biết không?

(Nguyễn Khuyến, in trong Tổng tập văn học Việt Nam, tập 14, Đặng Đức Siêu sưu tầm, biên soạn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000, tr. 1187)

Câu hỏi:

Câu 1

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

Hướng dẫn giải :

Áp dụng kiến thức thơ Đường luật

Lời giải chi tiết :

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật


Câu hỏi:

Câu 2

Hai thành ngữ “trơ như đá, vững như đồng” được dùng trong bài thơ có tác dụng gì?

Hướng dẫn giải :

Giải thích thành ngữ

Lời giải chi tiết :

Các thành ngữ “trơ như đá, vững như đồng” có tính hình tượng cao, thể hiện sự khẳng định của tác giả về tính chất vững chắc, không đổi rời của sự vật


Câu hỏi:

Câu 3

Tác giả muốn thể hiện điều gì khi sử dụng đến hai câu hỏi trong một bài thơ ngắn?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết :

Tác giả sử dụng đến hai câu hỏi trong một bài thơ ngắn vì muốn:

– Thể hiện sự hoài nghi về giá trị sự tồn tại của nhân vật.

– Đặt câu hỏi nhưng không hẳn để hỏi, mà nhằm mục đích khác như cảm thán, chê trách, chế giễu nhân vật


Câu hỏi:

Câu 4

Tác giả dùng hình tượng ông phỗng đá nhằm châm biếm, đả kích đối tượng nào trong xã hội lúc bấy giờ?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết :

Hình tượng ông phỗng đá là một ẩn dụ, đặt trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ, đối tượng mà bài thơ muốn châm biếm, đả kích là những người không chịu hành động trong thời khắc có liên quan tới vận mệnh của đất nước.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK