Cần phải làm gì để khắc phục được hiện tượng “cực điểm” trong chạy cự li trung bình?
- Đọc kĩ phần 2. Khắc phục hiện tượng “ cực điểm” trong chạy cự li trung bình (SGK trang 36)
- Chỉ ra điều cần làm để khắc phục hiện tượng cực điểm trong chạy cự li trung bình
- Để hạn chế sự xuất hiện của hiện tượng “ cực điểm”, người tập cần:
+ Thường xuyên rèn luyện sức bền
+ Khởi động kĩ trước buổi tập
+ Trong các lần luyện tập chạy toàn bộ cự li ( hoặc kiểm tra, thi đấu), sau khi xuất phát và tăng tốc độ sau xuất phát, không cố gắng chạy nhanh hơn tốc độ đã đạt được trong luyện tập hàng ngày
Tư thế thân người, hoạt động của tay, chân, nhịp thở giữa chạy cự li trung bình và chạy cự li ngắn có sự khác nhau như thế nào?
Đọc kĩ phần 2a. Bài tập bổ trợ trong chạy giữa quãng (SGK trang 36)
- So với chạy cự li ngắn, chạy cự li trung bình có bước chạy ngắn hơn, tư thế thân trên thẳng hơn, chân lăng nâng gối thấp hơn, tính nhịp điệu của bước chân cao hơn
- Duy trì nhịp thở, độ sâu của nhịp thở là 1 trong những yếu tố quyết định việc duy trì tốc độ chạy giữa quãng, mức độ và thời điểm xuất hiện mệt mỏi
- Tốc độ, biên độ đánh tay bên phải và độ ngả thân trên sang trái khi chạy trên đường vòng luôn phù hợp với tốc độ của bước chạy để tạo ra nhịp điệu chạy và giữ thăng bằng cho cơ thể
- Với độ ngả thân trên không quá 4-5 độ, cho phép: Dễ dàng duy trì độ dài bước chạy và tư thế tự nhiên của thân trên trong quá trình chạy; hạn chế tối đa mức tiêu hao năng lượng vì sự căng thẳng không cần thiết của một số nhóm cơ
Để học môn này, chúng ta cần trang phục thể dục, giày thể thao, vợt, bóng và các dụng cụ thể thao khác theo yêu cầu từng bài học.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Giáo dục thể chất là một môn học được giảng dạy trong nhà trường, nhằm phát triển thể chất và sức khỏe của học sinh. Môn học này bao gồm các hoạt động thể dục thể thao như: - Thể dục: Các bài tập thể dục giúp rèn luyện sức khỏe, tăng cường sức mạnh, sự dẻo dai và khả năng phối hợp của cơ thể.
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK