Trang chủ Lớp 8 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 - Kết nối tri thức Chủ đề 6. Em với cộng đồng Bài 2. Lập và thực hiện kế hoạch thiện nguyện trang 46, 47 trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Kết nối tri thức: Những hoạt động thiện nguyện nào? ( trợ giúp những người gặp khó...

Bài 2. Lập và thực hiện kế hoạch thiện nguyện trang 46, 47 trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Kết nối tri thức: Những hoạt động thiện nguyện nào? ( trợ giúp những người gặp khó...

Hướng dẫn cách giải/trả lời bài 2. Lập và thực hiện kế hoạch thiện nguyện trang 46, 47 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 8 Kết nối tri thức. Chia sẻ về những hoạt động thiện nguyện em đã tham gia hoặc đã biết...Những hoạt động thiện nguyện nào? ( trợ giúp những người gặp khó khăn như: nghèo khó

Câu hỏi:

Hoạt động 1

Chia sẻ về những hoạt động thiện nguyện em đã tham gia hoặc đã biết.

Gợi ý:

- Những hoạt động thiện nguyện nào? (Hoạt động trợ giúp những người gặp khó khăn như: nghèo khó, bệnh tật; hoạt động trợ giúp người dân những vùng bị dịch bệnh, thiên tai,...)

- Hoạt động do ai tổ chức?

- Hoạt động đó diễn ra như thế nào?

- Những khó khăn khi tham gia những hoạt động thiện nguyện.

- Cách tìm kiếm sự hỗ trợ để vượt qua khó khăn.

- Cảm xúc của người tham gia thiện nguyện.

Phương pháp giải :

Tìm hiểu và chia sẻ lại các hoạt động thiện nguyện mà mình đã từng tham gia.

Lời giải chi tiết :

- Những hoạt động thiện nguyện như: chung tay ủng hộ đồng bào miền Trung lũ lụt, tham gia ủng hộ sách vở, quần áo cho vùng đặc biệt khó khăn,...

- Hoạt động đó do nhà trường, phường, khu phố,... phát động.

- Hoạt động diễn ra sôi nổi và đầy ý nghĩa.

- Tuy nhiên, trong quá trình tham gia vẫn gặp nhiều khó khăn: thiếu người quản lí,..

- Và để khắc phục được khó khăn đó vẫn rất cần sự trợ giúp từ bạn bè, thầy cô, bố mẹ, người thân trong gia đình, cơ quan nhà nước so thẩm quyền,...

- Cảm xúc mọi người tham gia rất tích cực, nhiệt tình, sôi nổi, và cảm thấy ý nghĩa, tự hào vì đã có những việc làm có ích cho xã hội.


Câu hỏi:

Hoạt động 2

Câu 1: Xác định những hoạt động thiện nguyện có thể thực hiện.

Phương pháp giải :

Từ hiểu biết, khả năng của bản thân xác định các hoạt động thiện nguyện mình có thể thực hiện.

Lời giải chi tiết :

- Hoạt động hỗ trợ các giải bó đá, phong trào

- Quyên góp ủng hộ

- Dọn dẹp nơi công cộng....

Câu 2: Thảo luận xây dựng kế hoạch cho một hoạt động thiện nguyện.

Gợi ý:

Tên hoạt động: CHUNG TAY HỖ TRỢ TRẺ EM MỒ CÔI, TRẺ EM NGHÈO VƯỢT KHÓ

Nhóm thực hiện: Vũ Hà Giang (nhóm trưởng), Trần Thị Hà, Nguyễn Ngọc Tùng, Phan Thị Thảo, Lê Thu Hiền, Hoàng Phương Thu.

Mục tiêu hoạt động: Hỗ trợ trẻ gặp khó khăn.

Địa điểm thực hiện: Nhà văn hóa trên địa bàn dân cư.

Cách thực hiện: Trao quà đến từng em.

Thời gian thực hiện: Sáng thứ Bảy, tuần..., tháng...

Công việc, phương tiện cần thiết và phân công chuẩn bị:

- Tìm hiểu thông tin về trẻ em mồ côi và trẻ em ngheo ở địa phương: Nhóm trưởng.

- Xác định và phân loại đối tượng trẻ em được hưởng phần quà phù hợp: Cả nhóm cùng đại diện cán bộ địa phương.

- Vận độpng người thân, bạn bè ủng hộ tiền, các vật dụng, phần quà cần thiết cho trẻ em mồ côi và trẻ em nghèo: Cả nhóm.

Quản lí tiền, đồ vật, dụng cụ cần thiết đã quyên góp được: Giang, Hiền, Thu.

Mời đại diện lãnh đạo địa phương tham gia: Nhờ sự hỗ trợ của tổng phụ trách đội và cán bộ Đoàn Thanh niên ở địa phương.

Hoạt động trong buổi trao quà:

- Giới thiệu chương trình: Tùng.

- Trao quà: Hà, Thảo.

- Chuẩn bị sắp xếp bàn ghế tại địa điểm diễn ra hoạt động: cả nhóm.

Phương pháp giải :

Từ hiểu biết, khả năng của bản thân xác định các hoạt động thiện nguyện mình có thể thực hiện.

Lời giải chi tiết :

Tên hoạt động: TRUNG THU CHO EM

Nhóm thực hiện: Vũ Hà Linh (nhóm trưởng), Trần Thị Thu, Nguyễn Ngọc Sơn, Phan Thu Thảo, Lê Thu Huyền, Hoàng Thu Thủy.

Mục tiêu hoạt động: Hỗ trợ tặng quà cho trẻ em khó khăn dịp trung thu.

Địa điểm thực hiện: Nhà văn hóa trên địa bàn dân cư.

Cách thực hiện: Trao quà đến từng em.

Thời gian thực hiện: Sáng thứ Bảy, tuần..., tháng...

Công việc, phương tiện cần thiết và phân công chuẩn bị:

- Tìm hiểu thông tin về trẻ em mồ côi và trẻ em nghèo ở địa phương: Nhóm trưởng.

- Xác định và phân loại đối tượng trẻ em được hưởng phần quà phù hợp: Cả nhóm cùng đại diện cán bộ địa phương.

- Vận động người thân, bạn bè ủng hộ tiền, các vật dụng, phần quà cần thiết cho trẻ em mồ côi và trẻ em nghèo: Cả nhóm.

Quản lí tiền, đồ vật, dụng cụ cần thiết đã quyên góp được: Sơn, Thảo, Thuỷ.

Mời đại diện lãnh đạo địa phương tham gia: Nhờ sự hỗ trợ của tổng phụ trách đội và cán bộ Đoàn Thanh niên ở địa phương.

Hoạt động trong buổi trao quà:

- Giới thiệu chương trình: Sơn.

- Trao quà: Thu, Huyền.

- Chuẩn bị sắp xếp bàn ghế tại địa điểm diễn ra hoạt động: cả nhóm.

Câu 3: Thực hiện hoạt động thiện nguyện theo kế hoạch đề ra.

Phương pháp giải :

Thảo luận, thống nhất và cùng nhau thực hiện hiện kế hoạch đã đề ra.

Lời giải chi tiết :

Cả nhóm cùng thống nhất và thực hiện kế hoạch dựa vào thực tế.

Câu 4: Chia sẻ kết quả thực hiện hoạt động thiện nguyện.

Phương pháp giải :

Từ kết quả thực hiện hoạt động thiện nguyện của bản thân và cả nhóm sau đó chia sẻ lại.

Lời giải chi tiết :

Kết quả hoạt động: đạt thành công tốt đẹp, mang lại nhiều niềm vui cho trẻ em.


Câu hỏi:

Hoạt động 3

- Chủ động thực hiện những hoạt động, việc làm thiện nguyện trong cuộc sống hằng ngày để giúp đỡ những người gặp khó khăn xung quanh em.

- Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện do nhà trường địa phương tổ chức.

- Ghi lại và chia sẻ kết quả hoạt động thiện nguyện em đã thực hiện.

Phương pháp giải :

Tìm hiểu và chọn lọc những hoạt động thiện nguyện phù hợp với bản thân để tham gia hoạt động.

Lời giải chi tiết :

Chủ động thực hiện những hoạt động, việc làm thiện nguyện trong cuộc sống hằng ngày để giúp đỡ những người gặp khó khăn.

Tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện do nhà trường, địa phương tổ chức như ủng hộ đồng bào lũ lụt, ủng hộ sách vở cũ cho trẻ em vùng núi, ủng hộ vì người người nghèo,...


Câu hỏi:

Đánh giá chủ đề 6

- Tham gia ít nhất một hoạt động giáo dục truyền thống và một hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương.

Ví dụ:

+ Hoạt động giáo dục truyền thống: thu gom giấy vụn, thi đua dạy tốt, học tốt,...

+ Hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương: tham gia các lễ hội truyền thống,...

- Lập được kế hoạch thực hiện hoạt động thiện nguyện

Ví dụ:

Tên hoạt động: TRUNG THU CHO EM

Nhóm thực hiện: Vũ Hà Linh (nhóm trưởng), Trần Thị Thu, Nguyễn Ngọc Sơn, Phan Thu Thảo, Lê Thu Huyền, Hoàng Thu Thủy.

Mục tiêu hoạt động: Hỗ trợ tặng quà cho trẻ em khó khăn dịp trung thu.

Địa điểm thực hiện: Nhà văn hóa trên địa bàn dân cư.

Cách thực hiện: Trao quà đến từng em.

Thời gian thực hiện: Sáng thứ Bảy, tuần..., tháng...

Công việc, phương tiện cần thiết và phân công chuẩn bị:

+ Tìm hiểu thông tin về trẻ em mồ côi và trẻ em nghèo ở địa phương: Nhóm trưởng.

+ Xác định và phân loại đối tượng trẻ em được hưởng phần quà phù hợp: Cả nhóm cùng đại diện cán bộ địa phương.

+ Vận động người thân, bạn bè ủng hộ tiền, các vật dụng, phần quà cần thiết cho trẻ em mồ côi và trẻ em nghèo: Cả nhóm.

Quản lí tiền, đồ vật, dụng cụ cần thiết đã quyên góp được: Sơn, Thảo, Thuỷ.

Mời đại diện lãnh đạo địa phương tham gia: Nhờ sự hỗ trợ của tổng phụ trách đội và cán bộ Đoàn Thanh niên ở địa phương.

Hoạt động trong buổi trao quà:

+ Giới thiệu chương trình: Sơn.

+ Trao quà: Thu, Huyền.

+ Chuẩn bị sắp xếp bàn ghế tại địa điểm diễn ra hoạt động: cả nhóm.

- Thực hiện được ít nhất 1 hoạt động thiện nguyện

Ví dụ: trao quà cho trẻ em vùng khó khăn,..

- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người xung quanh khi gặp khó khăn trong giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, thầy cô, người thân trong gia đình,...

Dụng cụ học tập

Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao

Nguồn : Thư viện pháp luật

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK