Câu 1 : Kể tên các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.
Gợi ý:
Phương pháp giải: Bằng hiểu biết của bản thân và kể lại các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.
- Hoạt động giáo dục truyền thống: giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, hiến máu nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa,..
- Hoạt động giáo dục phát triển cộng đồng: vệ sinh khu vực nơi ở, tham gia câu lạc bộ hè, các lễ hội truyền thống văn hóa,...
Câu 2: Chia sẻ hiểu biết của bản thân về các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.
Gợi ý:
- Nội dung hoạt động.
- Ý nghĩa hoạt động.
- Sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động.
- Kết quả hoạt động.
Phương pháp giải: Tìm hiểu, dựa vào gợi ý và chia sẻ về các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.
- Nội dung hoạt động: Áo ấm cho em, quyên góp, ủng hộ đồng bào lũ lụt, có hoàn cảnh khó khăn,...
- Ý nghĩa của hoạt động: mang lại ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục truyền thống thương người, lá lành đùm lá rách,...
- Người dân nhiệt tình tham gia ủng hộ các hoạt động chương trình đó. Đồng thời còn lan tỏa chương trình đó đến với mọi người xung quanh.
- Kết quả hoạt động: hoạt động thành công tốt đẹp, có sức hấp dẫn, thu hút nhiều người tham gia.
Câu 3: Xác định các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng em có thể tham gia.
Gợi ý:
- Tổng vệ sinh trường học, địa bàn nơi em sống.
- Tham gia các hoạt động thiện nguyện ở địa phương.
- Tham gia lễ hội truyền thống ở địa phương.
Phương pháp giải: Bằng khả năng của bản thân em tự xác định được các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng.
- Các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng có thể tham gia như:
+ Tham gia các phong trào “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Uống nước nhớ nguồn”,...
+ Tham gia các lễ hội truyền thống ở địa phương: lễ hội Đình Chèm, hội xuân, ...
+ Tham gia các hoạt động thiện nguyện: giúp đỡ người vô gia cư, người có hoàn cảnh khó khăn, ủng hộ quần áo, sách vở, hiến máu nhân đạo, trái tim cho em,...
Câu 1: Thảo luận để xác định những khó khăn có thể gặp khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.
Phương pháp giải: Từ những khó khăn của bản thân, chia sẻ và thảo luận với bạn để xác định được những khó khăn có thể gặp khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.
Những khó khăn khi tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng:
+ Chưa biết cách sắp xếp thời gian phù hợp.
+ Thiếu các phương tiện thiết bị phục vụ.
+ Chưa được sự đồng ý, ủng hộ tham gia của người thân.
+ Thiếu kinh phí hoạt động.
Câu 2: Thảo luận về các tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.
Gợi ý:
- Nhận diện khó khăn.
- Xác định người có thể hỗ trợ và mong muốn được hỗ trợ.
- Trình bày nhu cầu hỗ trợ.
- Thể hiện thái độ phù hợp khi đề nghị hỗ trợ.
Phương pháp giải: Tìm hiểu và thảo luận với bạn để ra cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn.
- Những khó khăn thường gặp khi tham gia phong trào: thiếu kinh phí hoạt động, thời gian, phương tiện,...
- Xác định người có thể hỗ trợ và mong muốn được hỗ trợ: người thân, bạn bè, những người xung quanh mình,...
- Nhu cầu hỗ trợ: cả vật chất lẫn tinh thần (được bố mẹ ủng hộ tham gia, góp thêm 1 số đồ dùng, dụng cụ, kinh phí để tham gia,...),...
- Thái độ khi đề nghị hỗ trợ: thẳng thắn, trung thực, tôn trọng, biết lắng nghe,...
Câu 1: Thảo luận về kế hoạch tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương
Gợi ý:
Phương pháp giải: Dựa vào gợi ý, tự lập kế hoạch và chia sẻ thảo luận với bạn bè về kế hoạch giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.
Tên hoạt động: THAM QUAN BẢO TÀNG DÂN TỘC HỌC VIỆT NAM
Nhóm tham gia: Toàn bộ HS khối lớp 8, trường THCS
Địa chỉ: Bảo tàng dân tộc học việt Nam, Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội.
Thời gian tham gia: ngày 12/6/2024.
Khó khăn có thể gặp phải: Thiếu kinh phí, phương tiện và người hướng dẫn.
Cách tìm kiếm sự hỗ trợ: Trình bày khó khăn với bố mẹ, ông bà hoặc giáo viên chủ nhiệm của mình để được hướng dẫn và giúp đỡ.
- Tham gia vào các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương
- Tìm kiếm sự hỗ trợ để vượt khó khăn khi thực hiện những hoạt động.
- Ghi lại và chia sẻ kết quả rèn luyện.
Có thể tham khảo một số hoạt động sau:
- Tham gia tổng vệ sinh, dọn dẹp khu phố, các hoạt động văn hóa, văn nghệ do trường, phường, làng, khu phố tổ chức, tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa,...
- Nếu có gặp khó khăn nên tìm kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ từ người thân, bạn bè, thầy cô giáo, những người xung quanh mình,....
Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK