Trang chủ Lớp 8 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 - Kết nối tri thức Chủ đề 1. Em với nhà trường Chia sẻ một trải nghiệm bản thân em bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn bị bắt nạt. Việc đó diễn ra ở đâu? Khi nào?...

Chia sẻ một trải nghiệm bản thân em bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn bị bắt nạt. Việc đó diễn ra ở đâu? Khi nào?...

Nhớ lại và chia sẻ lại kỉ niệm về việc bản thân bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn. Trả lời Hoạt động 1, Bài 2. Phòng - tránh bắt nạt học đường - SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 Kết nối tri thức.

1. Chia sẻ một trải nghiệm bản thân em bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn bị bắt nạt.

Gợi ý:

- Việc đó diễn ra ở đâu? Khi nào?

- Người bắt nạt đã có những lời nói, cử chỉ, hành động như thế nào?

- Em hoặc bạn bị bắt nạt đã có những lời nói, cử chỉ, hành động như thế nào?

- Em hoặc bạn bị bắt bạt đã phải chịu những tổn thương gì?

2. Thảo luận để xác định các dấu hiệu của bắt nạt học đường.

Gợi ý:

- Bắt ép bạn chép bài và làm bài tập cho mình.

- Cố tình làm hỏng đồ dùng học tập của bạn.

- Làm đau bạn bằng các hành động: đánh, ném đồ vật vào người, bắt quỳ gối.

- Nhắn tin đe dọa.

- Cô lập bạn bằng cách ngăn cấm không cho bạn chơi cùng.

- Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập.

Hướng dẫn giải :

1. Nhớ lại và chia sẻ lại kỉ niệm về việc bản thân bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn bị bắt nạt.

2. Từ những gợi ý SGK đưa ra, thảo luận với các bạn để xác định được dấu hiệu bắt nạt học đường.

Lời giải chi tiết :

1.

- Việc đó diễn ra ở ngoài cổng trường học, sau khi kết thúc lớp học thêm.

- Người bắt nạt đã có những lời lẽ xúc phạm thậm chí còn động tay động chân với bạn ấy.

- Bạn bị bắt nạt đã khóc và cầu xin để bạn ấy đi về nhà.

- Bạn bị bắt nạt đã rất sợ hãi, khóc lóc và bị chảy máu và hôm sau không dám đi học nữa.

2. Dấu hiệu của bắt nạt học đường:

- Một nhóm người cùng đánh hay nhục mạ một người

- Người này cậy mình to khỏe hơn và bắt nạt người yếu hơn

- Đánh bạn hoặc ném đồ dùng học tập của bạn

* Bản thân người bị bắt nạt sẽ có dấu hiệu sau:

- Né tránh, không muốn tới trường hoặc không muốn tham gia các hoạt động của trường học.

- Thay đổi thói quen ăn uống.

- Học hành giảm sút.

- Thay đổi tâm trạng và tính cách.

Dụng cụ học tập

Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao

Nguồn : Thư viện pháp luật

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK