1. Đề xuất cách xây dựng và giữ gìn tình bạn trong các tình huống sau:
- Tình huống 1: Minh Hà vẽ rất đẹp nhưng lại nhút nhát, ít nói và ngại giao tiếp với các bạn. Trong lớp, thấy Hồng Ánh có nhiều điểm chung giống mình. Minh Hà rất muốn kết bạn với Hồng Ánh.
- Tình huống 2: Minh và Khanh học cùng lớp và chơi thân với nhau. Nhưng hôm nay Minh rất buồn vì một bạn trong lớp kể là đã nghe thấy Khanh nói xấu mình.
- Tình huống 3: Hiền rất buồn khi nghe tin người bạn thân của mình sắp chuyển trường
2. Thực hiện một việc làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn với các bạn trong lớp.
Gợi ý:
- Làm một đoạn phim ngắn về kỉ niệm của em với bạn.
- Viết điều em muốn nói với bạn.
1. Sử dụng kiến thức, kĩ năng về giao tiếp, hợp tác với mọi người xung quanh để giải quyết vấn đề.
2. Đưa ra những ý tưởng vừa dễ thực hiện mà lại thiết thực
1.
- Tình huống 1: Bạn Hà nên chủ động hơn, cởi mở hơn với mọi người, Minh Hà nên chủ động ra kết bạn với Hồng Ánh để tạo lập mối quan hệ với bạn bè. Hai bạn cùng vẽ tranh, trao đổi với nhau về những bức tranh mình đã vẽ.
- Tình huống 2: Minh nên nói chuyện trực tiếp với Khanh về vấn đề ấy, để hai bạn có thể hiểu nhau hơn. Nếu đó không phải là sự thật, Minh và Khanh cũng cần nói chuyện với người bạn cùng lớp để không gây ra những hiểu lầm cho lần sau.
- Tình huống 3: Hiền nên gặp bạn và tặng bạn những món quà làm kỉ niệm để sau này còn hoài niệm và có thể nói chuyện, tâm sự với bạn nhiều hơn. Hiền cũng nên động viên bạn, hai người giữ gìn liên lạc để gắn bó tình bạn.
2. Một số việc làm em có thể tham khảo:
- Tổ chức buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người cùng nhau chia sẻ về cảm nhận của mình với người kia
- Viết điều muốn nói với bạn vào giấy và đổi cho nhau
Gợi ý: Cảm ơn bạn luôn bên cạnh động viên, chia sẻ, cùng nhau giúp đỡ trong học tập cũng như cuộc sống. Đôi khi chúng mình có những hiểu lầm, cãi vã nhau nhưng cuối cùng chúng mình vẫn lại làm lành với nhau và tôn trọng nhau, cùng nhau giải quyết mọi vấn đề. Mong rằng chúng ta vẫn mãi mãi là bạn thân như thế.
Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK