Nêu những nét chính về tình hình văn hoá thời Nguyễn. Em có ấn tượng nhất vớithành tựu nào? Vì sao?
Xem lại kiến thức mục 3
* Văn học:
- Văn học chữ Nôm: Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Bà HuyệnThanh Quan, Cao Bá Quát... góp phần làm phong phú thêm nền văn học dân tộc.
- Văn học dân gian được thể hiện dưới nhiều hình thức: tục ngữ, ca dao, dân ca,truyện Nôm dài, truyện tiếu lâm,...
-> Phản ánh cuộc sống lao động và khát vọng của nhân dân, phê phán thói hư, tật xấu của xã hội phong kiến.
* Nghệ thuật:
- Âm nhạc:
+ Nhã nhạc (nhạc cung đình) đến thời Nguyễn phát triển đến đỉnh cao.+ Văn nghệ dân gian xuất hiện hàng loạt làn điệu dân ca như: quan họ, trống quần, hát ví, hát cỏ là...
- Hội hoạ: nhiều dòng tranh dân gian, tiêu biểu là tranh Đông Hồ (Bắc Ninh), tranh Hàng Trống, tranhKim Hoàng (Hà Nội),...
- Kiến trúc, điêu khắc: kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Cửu đỉnh (ThừaThiên Huế), chùa Tây Phương và tượng 18 vị La Hán (Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh),...
* Tôn giáo:
+ Phật giáo thời kì này tiếp tục phát triển.
+ Các giáo sĩ phương Tây tích cực truyền bá Công giáo. Số người theo Công giáo ngày càng đông, vì thế nhà thờ mọc lên ở khắp nơi.
* Khoa học:
- Sử học: đột phá trong việc biên soạn các công trình sử học. Tiêu biểu nhất phải kể đến Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn), Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chủ)....- Một số bộ địa lý và địa lý lịch sử có giá trị như Nhất thống địa dư chỉ (Lê Quang Định), Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức).... được biên soạn.
- Y dược học nổi tiếng với bộ Hải Thượng y tông tâm lĩnh của danh y Lê Hữu Trác.
Gợi ý: Em ấn tượng với thành tựu kiến trúc nhất vì hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng như kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ,… vừa là nét đẹp văn hóa vừa là những minh chứng cho lịch sử một triều đại, một đất nước
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK