Hãy kể tên một số khoáng sản ở nước ta mà em biết. Các khoáng sản đó phân bố ở đâu trên lãnh thổ nước ta.
- Quặng titan: Quặng titan ở Việt Nam gồm 02 loại hình quặng gốc và quặng sa khoáng. Quặng gốc tập trung tại tỉnh Thái Nguyên, quặng sa khoáng tập trung ven biển các tỉnh từ Thanh Hoá vào đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Quặng bô-xit: Quặng bô-xit ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang) và ở Tây Nguyên (Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum) và tỉnh Bình Phước, Phú Yên.
- Apatit: Cho đến nay đã xác nhận được 17 mỏ, điểm quặng apatit, tập trung chủ yếu ở tỉnh Lào Cai.
- Than: Than phân bố tập trung chủ yếu ở bể than Đông Bắc và bể than Sông Hồng
Dựa vào kiến thức đã học, thông tin mục 1 và hình 3.3, hãy trình bày đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản nước ta.
* Đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam
- Cơ cấu: Khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng. Trên lãnh thổ Việt Nam đã thăm dò được hơn 60 loại khoáng sản khác nhau như khoáng sản: năng lượng, kim loại, phi kim loại.
- Quy mô: phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ. Một số mỏ có trữ lượng lớn như:
+ Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh).
+ Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hoá), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).
- Phân bố: Khoáng sản nước ta phân bố ở nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.
* Giải thích:
- Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản do Việt Nam ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng, đồng thời có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp nên có nhiều loại khoáng sản.
+ Các mỏ nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào, như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...
+ Các mỏ ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,...
Dựa vào thông tin mục 2 và hình 3.3, hãy phân tích đặc điểm phân bố các loại khoáng sản chủ yếu của Việt Nam.
- Than đá: Tổng trữ lượng khoảng 7 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở bể than Quảng Ninh.
- Dầu mỏ và khí tự nhiên: Tổng trữ lượng khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi, phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía đông nam.
- Bô-xít: Tổng trữ lượng khoảng 9,6 tỉ tấn, phân bố tập trung ở Tây Nguyên (Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,...), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,...).
- Sắt: Tổng trữ lượng khoảng 1,1 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang),... và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh).
- A-pa-tít: Tổng trữ lượng khoảng 2 tỉ tấn, phân bố tập trung ở Lào Cai.
- Ti-tan: Tổng trữ lượng khoảng 663 triệu tấn, phân bố rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Đá vôi: Tổng trữ lượng lên đến 8 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Dựa vào thông tin mục 3, hãy phân tích vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản Việt Nam.
- Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng, nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt,…. => đây là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp cũng như đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia.
- Nhiều mỏ khoáng sản đã được phát hiện và đưa vào khai thác. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng còn chưa hợp lí, công nghệ khai thác còn lạc hậu,... gây lãng phí, ảnh hưởng xấu đến môi trường và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, một số loại khoáng sản bị khai thác quá mức dẫn tới nguy cơ cạn kiệt, vì vậy cần phải sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.
- Một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản:
+ Phát triển các hoạt động điều tra, thăm dò; khai thác, chế biến; giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và cảnh quan.
+ Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.
+ Phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản, hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô.
+ Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản.
Hãy vẽ sơ đồ thể hiện sự đa dạng của tài nguyên khoáng sản Việt Nam
(*) Tham khảo: Sơ đồ thể hiện sự đa dạng tài nguyên khoáng sản Việt Nam
Tìm hiểu về một loại khoáng sản chủ yếu của Việt Nam.
(*) Tham khảo: Tìm hiểu về Than khoáng
(*) Trình bày:
- Việt Nam là đất nước có tiềm năng về than khoáng trong đó có 3 loại phổ biến là:
+ Than biến chất thấp (lignit - á bitum) ở phần lục địa trong bể than của sông Hồng. Tính đến chiều sâu khoảng 1700m có tài nguyên trữ lượng đạt được 36,960 tỷ tấn. Nếu tính đến độ sâu 3500m thì theo dự báo tổng tài nguyên than đạt tới 210 tỷ tấn.
+ Than biến chất trung bình (bitum) được phát hiện ở khu vực Thái Nguyên, vùng sông Đà và Nghệ Tĩnh. Trữ lượng lại không lớn, và chỉ đạt tổng tài nguyên khoảng 80 triệu tấn.
+ Than biến chất cao (anthracite) thường phân bố chủ yếu ở các bể than như: Quảng Ninh, Nông Sơn, Thái Nguyên, sông Đà với tổng lượng đạt trên 18 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên cả 3 tỷ tấn. Phục vụ rất tốt cho các nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 8 - Năm học đầy thách thức với những bài học khó hơn. Đừng lo lắng, hãy chăm chỉ học tập và luôn giữ tinh thần lạc quan!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK