Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Bài 6. Bài học cuộc sống Bài tập Con hổ có nghĩa trang 11 vở thực hành ngữ văn 7: Cảm nhận của em về tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện?...

Bài tập Con hổ có nghĩa trang 11 vở thực hành ngữ văn 7: Cảm nhận của em về tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện?...

Em đọc lại văn bản để tìm câu trả lời. Giải Bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6 - Con hổ có nghĩa trang 11 vở thực hành ngữ văn 7 - Bài 6. Bài học cuộc sống. Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ khi gặp khó khăn...Cảm nhận của em về tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện?

Câu hỏi:

Bài tập 1

Bài tập 1 trang 11 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Các con hổ đã được bà đỡ Trần và bác tiều phu giúp đỡ khi gặp khó khăn:

Bà đỡ Trần:

- Cảm giác khi mới gặp hổ:

- Nhận ra khó khăn của hổ:

- Đã giúp đỡ hổ bằng cách:

Bác tiều:

- Cảm giác khi mới gặp hổ:

- Nhận ra khó khăn của hổ:

- Đã giúp đỡ hổ bằng cách:

Hướng dẫn giải :

Em đọc lại văn bản để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết :

Bà đỡ Trần:

Bác tiều:

- Cảm giác khi mới gặp hổ:

Sợ hãi khi bị hổ chồm tới cõng đi.

Bất ngờ, tò mò, sợ hãi.

- Nhận ra khó khăn của hổ:

Hổ cái sắp sinh

Hổ bị mắc khúc xương trong họng

- Đã giúp đỡ hổ bằng cách:

Sử dụng thuốc kích đỏ hòa vào nước suối cho hổ cái uống sau đó xoa bóp bụng cho nó, một lúc sau thì hổ cái đẻ.

Thò tay vào cổ họng, lấy ra một chiếc xương.


Câu hỏi:

Bài tập 2

Bài tập 2 trang 12 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Hổ đã thể hiện sự tri ân của mình với bà đỡ Trần:

Hổ đã thể hiện sự tri ân của mình đối với bác tiều:

Hướng dẫn giải :

Em đọc lại văn bản để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết :

Hổ đã quỳ chân và tặng bà đỡ một khối bạc; còn với bác tiều phu, con hổ mang cho bác miếng ăn và khi bác qua đời và mãi về sau, con hổ luôn đến bên mộ bác để mang con mồi đến.


Câu hỏi:

Bài tập 3

Bài tập 3 trang 12 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Cảm nhận của em về tiếng gầm của hai con hổ ở phần cuối mỗi câu chuyện?

Con hổ thứ nhất:

- Biểu hiện của tiếng gầm:

- Qua tiếng gầm ấy, hổ muốn thể hiện:

Con hổ thứ hai:

- Biểu hiện của tiếng gầm:

- Qua tiếng gầm ấy, hổ muốn thể hiện:

Hướng dẫn giải :

Em suy nghĩ để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết :

Con hổ thứ nhất

Con hổ thứ hai

Biểu hiện của tiếng gầm:

Gầm lớn sau khi bà đỡ đi khá xa.

Gầm gừ, gào lớn

Qua tiếng gầm ấy, hổ muốn thể hiện:

Lời cảm ơn chân thành cho sự giúp đỡ của bà đỡ với hổ cái.

Sự tiếc thương, biết ơn.


Câu hỏi:

Bài tập 4

Bài tập 4 trang 12 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Mượn hình tượng con hổ có nghĩa, tác phẩm đã gửi gắm bài học đạo lý nào cho con người. Đó là:…

Hướng dẫn giải :

Em suy nghĩ để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết :

Tác phẩm đã gửi gắm bài học đạo lí: đừng bao giờ quên những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn hoạn nạn.


Câu hỏi:

Bài tập 5

Bài tập 5 trang 13 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Ý nghĩa của việc tác giả ghép hai câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản:

Theo em, nếu bớt đi một câu chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể ảnh hưởng như nào:

Hướng dẫn giải :

Em suy nghĩ để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết :

- Việc tác giả ghép 2 câu chuyện khác nhau vào trong cùng một văn bản làm cho văn bản giàu sức thuyết phục hơn, khách quan hơn đối với người đọc.

- Nếu bớt đi một câu chuyện, ý nghĩa của văn bản có thể sẽ giảm đi. Bởi vì câu chuyện nói về việc con hổ có nghĩa, việc con hổ quay lại để trả ơn con người là rất quan trọng.


Câu hỏi:

Bài tập 6

Bài tập 6 trang 13 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Trong truyện, em thấy ấn tượng nhất chi tiết:

Chi tiết đó gây ấn tượng nhất với em vì:

Hướng dẫn giải :

Em suy nghĩ để tìm câu trả lời

Lời giải chi tiết :

Chi tiết em thấy ấn tượng nhất là lúc sắp chôn bác tiều phu, con hổ dũng mãnh tiến đến trước mộ. Mọi người xung quanh đều rất khiếp đảm con vật hung dữ nhưng nó vẫn bình tĩnh tiến lại gần mộ để nói lời tạm biệt cuối cùng với người đã cứu giúp mình. Từ đó, thể hiện một cách sâu sắc việc chúng ta luôn luôn cần ghi nhớ và biết ơn những người đã cứu giúp chúng ta những lúc khó khăn.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK