Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Ngữ văn 7 (Kết nối tri thức) Bài 6. Bài học cuộc sống Bài tập Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến trang 3 vở thực hành ngữ văn 7: Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho mối hay cho...

Bài tập Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến trang 3 vở thực hành ngữ văn 7: Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho mối hay cho...

Em đọc bán lại căn bản Đẽo cày giữa đường để tìm câu trả lời. Trả lời Bài tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 - Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến trang 3 vở thực hành ngữ văn 7 - Bài 6. Bài học cuộc sống. Xử sự của người thợ mộc trong truyện “Đẽo cày giữa đường” trước mỗi lời khuyên...Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho mối hay cho kiến?

Câu hỏi:

Bài tập 1

Bài tập 1 trang 3 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Xử sự của người thợ mộc trong truyện “Đẽo cày giữa đường” trước mỗi lời khuyên:

- Lần thứ nhất, trước lời khuyên “Phải đẽo cày cho cao, cho to, thì mới dễ cày, người thợ mộc đã:

- Lần thứ hai, trước lời khuyên “Có đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày”, người thợ mộc đã

- Lần thứ ba, trước lời khuyên “Nếu đẽo cày cho thật cao, thật to gấp đôi gấp ba thế này để voi cày được, bày ra hàng bán thì chắc là bán được nhiều lắm, mà rồi lãi vô vàn”, người thợ mộc đã:

Hướng dẫn giải :

Em đọc bán lại căn bản Đẽo cày giữa đường để tìm câu trả lời.

Lời giải chi tiết :

- Lần thứ nhất, trước lời khuyên “Phải đẽo cày cho cao, cho to, thì mới dễ cày, người thợ mộc đã: đẽo cày vừa to, vừa cao.

- Lần thứ hai, trước lời khuyên “Có đẽo nhỏ hơn, thấp hơn thì mới dễ cày”, người thợ mộc đã: đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp.

- Lần thứ ba, trước lời khuyên “Nếu đẽo cày cho thật cao, thật to gấp đôi gấp ba thế này để voi cày được, bày ra hàng bán thì chắc là bán được nhiều lắm, mà rồi lãi vô vàn”, người thợ mộc đã: đẽo ngay một lúc bao nhiêu cày to gấp năm, gấp bảy thứ bình thường.


Câu hỏi:

Bài tập 2

Bài tập 2 trang 3 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, trước những lời khuyên như vây, em sẽ:

Hướng dẫn giải :

Em nêu suy nghĩ của bản thân

Lời giải chi tiết :

Nếu là người thợ mộc trong câu chuyện này, trước những lời khuyên như vây, em sẽ: suy xét từng ý kiến và giữ vững chính kiến riêng của mình. Không đồng thời làm theo quá nhiều những lời khuyên khác nhau cùng một lúc như vậy.


Câu hỏi:

Bài tập 3

Bài tập 3 trang 3 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Những điều làm cho con ếch trong truyện Ếch ngồi đáy giếng cảm thấy sung sướng:

Hướng dẫn giải :

Em đọc bản qua lời của ếch để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Những điều khiến ếch cảm thấy sung sướng là: có thể ra khỏi miệng giếng, nhảy lên miệng giếng, rồi lại vào giếng, ngồi nghỉ trong những kẽ gạch … tự do bơi lội trong một cái giếng sụp.


Câu hỏi:

Bài tập 4

Bài tập 4 trang 4 VTH Ngữ văn 7 Tập 2:

Những điểm khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa:

Môi trường sống của ếch:

Môi trường sống của rùa:

Sự khác biệt đó ảnh hưởng đến nhận thức và cảm xúc của hai con vật:

Nhận thức và cảm xúc của ếch:

Nhận thức và cảm xúc của rùa:

Hướng dẫn giải :

Em đọc toàn bộ văn bản qua lời của ếch và rùa để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Những điểm khác biệt về môi trường sống của ếch và rùa:

Môi trường sống của ếch

Môi trường sống của rùa

trong một cái giếng sụp, trong giếng có những kẽ gạch, bên dưới có đầy bùn và những con vật khác như: lăng quăng, cua, nòng nọc.

biển đông rộng lươn, sâu thẳm, nước biển không vì thời gian mà tăng hay giảm.

Sự khác biệt đó ảnh hưởng đến nhận thức và cảm xúc của hai con vật:

Nhận thức và cảm xúc của ếch

Nhận thức và cảm xúc của rùa

ngạc nhiên, thu mình lại, hoảng hốt, bối rỗi.

Hiểu biết nhiều về thế giới xung quanh.


Câu hỏi:

Bài tập 5

Bài tập 5 trang 4 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Đọc truyện Ếch ngồi đáy giếng và điền thông tin phù hợp:

- Ếch “ngạc nhiên” vì:

- Ếch “thu mình lại” vì:

- Ếch “hoảng hốt, bối rối” vì:

Hướng dẫn giải :

Em nêu suy nghĩ của bản thân dựa vào nội dung của văn bản

Lời giải chi tiết :

- Ếch “ngạc nhiên” vì: thế giới rộng lớn bên ngoài.

- Ếch “thu mình lại” vì: tự ti về tầm hiểu biết của bản thân.

- Ếch “hoảng hốt, bối rối” vì: sợ hãi trước những nhầm tưởng của bản thân trong quá khứ.


Câu hỏi:

Bài tập 6

Bài tập 6 trang 4 VTH Ngữ văn 7 Tập 2

Trong truyện Con mối và con kiến, quan niệm sống của mối và kiến đã được bộc lộ qua các lời thoại của chúng:

Quan điểm sống

Lời thoại thể hiện quan điểm sống

Con mối

Con kiến

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ lời thoại của kiến và mối để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Quan điểm sống

Lời thoại thể hiện quan điểm sống

Con mối

thoải mái, không lo lắng cho tương lai của mình.

Chúng ta đây chẳng hề khó nhọc

Mà ồ ề béo trục béo tròn.

Con kiến

khổ trước sướng sau, có chuẩn bị ở hiện tại thì tương lai mới no đủ.

Hễ có làm thì mới có ăn

Sinh tồn là cuộc khó khăn

Vì đàn vì tổ nên thân gầy gò.


Câu hỏi:

Bài tập 7

Bài tập 7 trang 5 VTH Ngữ văn 7 Tập 2:

Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho mối hay cho kiến?

Chọn: Mối…..Kiến

Em khẳng định như vậy vì:

Hướng dẫn giải :

Em suy ngẫm và nêu quan điểm của bản thân

Lời giải chi tiết :

- Theo em, thiện cảm của người kể chuyện được dành cho kiến. Vì lời của kiến đáp lại mối đã nói lên được sự phá hoại của loài mối: đục và phá huỷ mọi nơi.


Câu hỏi:

Bài tập 8

Bài tập 8 trang 5 VTH Ngữ văn 7 Tập 2:

Nội dung của ba truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến có điểm giống nhau là:

Hướng dẫn giải :

Em suy ngẫm và nêu quan điểm của bản thân

Lời giải chi tiết :

- Những điểm giống nhau về nội dung của cả ba chuyện: + Đều có những nhân vật là con vật

+ Đều rất ngắn gọn

+ Đều gửi gắm cho ta những bài học quý giá


Câu hỏi:

Bài tập 9

Bài tập 9 trang 5 VTH Ngữ văn 7 Tập 2:

Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) có sử dụng thành ngữ Đẽo cày giữa đường.

Hướng dẫn giải :

Viết 1 đoạn văn đáp ứng yêu cầu để bài.

Lời giải chi tiết :

Thành ngữ đẽo cày giữa đường được xuất hiện từ câu chuyện cùng tên của một người thợ cày. Anh đã bỏ ra ba trăm quan tiền mua gỗ đề làm cái nghề này. Vì cửa hàng ở bên đường nên hàng ngày cửa hàng anh đón tiếp rất nhiều vị khách. Khi có người bảo anh đẽo cày cho cao, cho to thì anh làm theo. Một lần khác, có vị khách bảo anh đẽo cày nhỏ, thấp, anh cũng làm theo. Để rồi có một lần, một người bảo anh đẽo thật cao, to gấp đôi, gấp ba bình thường để có thể bán được nhiều, anh làm cày to gấp năm, gấp bảy. Cuối cùng, anh không bán được cái cày nào và cơ đồ sạt nghiệp vì nghe theo rất nhiều lời khuyên khác nhau.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK