Bài tập 1 trang 14 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Mục đích của việc viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình ý kiến tán thành):
Em suy nghĩ để tìm câu trả lời
Mục đích của việc viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình ý kiến tán thành) là trình bày quan điểm, ý kiến tán thành của bản thân về một vấn đề trong cuộc sống.
Bài tập 2 trang 14 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành) cần đảm bảo các yêu cầu:
Em suy nghĩ để tìm câu trả lời.
- Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận.
- Trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận.
- Đưa ra được những lý lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ.
Bài tập 3 trang 14 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Những điều em rút ra được qua đọc bài viết tham khảo trong SGK (tr.16-18):
- Về cách chọn vấn đề đời sống để viết:
- Về cách nêu ý kiến cần tán thành:
- Về cách nêu lý lẽ và bằng chứng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ:
- Cách khẳng định ý nghĩa của việc bàn luận về vấn đề đời sống được nêu:
Đọc bài tham khảo và tìm câu trả lời.
- Nêu vấn đề nghị luận:
“Tuần trước, cô giáo đã tổ chức cho lớp tôi thảo luận về đề tài:”Vai trò của gia đình đối với sự trưởng thành của mỗi người”.”
- Nêu ý kiến đáng quan tâm về vấn đề
“Tôi nhớ, ý kiến của Hồng Minh đã gây ra một cuộc tranh luận nhỏ khá thú vị. …. là ba môi trường khác nhau”.”
- Người viết tán thành ý kiến đã nêu
“Riêng tôi, sau khi suy nghĩ kĩ, tôi thấy Hồng Minh hoàn toàn có lí.”
- Sử dụng lý lẽ
“Có những người kém may mắn, vì lý do nào đó mà ngay từ thưở ấu thơ, họ đã không được nuôi nấng, chăm sóc bởi bàn tay của những người thân.”
- Nêu bằng chứng
“Đó là những bài học về đạo đức làm người …. Con lễ phép nói lại với cô đi”.”
- Kết hợp lý lẽ và bằng chứng
“Cha mẹ sẵn sàng dạy cho con cái tất cả gia tài vật chất và tinh thần, được gây dựng bằng công sức mồ hội….. Như vậy, nếu coi gia đình là trường học, thì trước hết, đó là trường học của tình thương và bổn phận, của dâng hiến và hi sinh, của khoan dung và độ lượng.”
- Khẳng định lại sự tán thành ý kiến
“Khi hiểu ra nhiều điều, tôi càng thấy ý kiến của bạn Hồng Minh là rất đúng.”
Bài tập 4 trang 15 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Lập dàn ý cho bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến tán thành):
Mở bài |
Nêu vấn đề đời sống cần bàn trong bài văn nghị luận: |
|
Thân bài |
Nêu ý kiến đáng quan tâm về vấn đề: Thể hiện thái độ tán thành ý kiến vừa nêu bằng các ý: |
|
Ý 1 |
||
Ý 2 |
||
Ý 3 |
||
Kết bài |
Rút ra ý nghĩa của ý kiến được tán thành |
- Nêu được vấn đề và ý kiến cần bàn luận
- Trình bày được sự tán thành đối với ý kiến cần bàn luận
- Đưa ra được những lí lẽ rõ ràng và bằng chứng đa dạng để chứng tỏ sự tán thành là có căn cứ.
Mở bài |
Nêu vấn đề đời sống cần bàn trong bài văn nghị luận: Cần rõ ràng, cụ thể. |
|
Thân bài |
Nêu ý kiến đáng quan tâm về vấn đề: Đưa ra câu luận điểm về vấn đề được bàn luận. Thể hiện thái độ tán thành ý kiến vừa nêu bằng các ý: |
|
Ý 1 |
Thực trạng vấn đề đó là gì? |
|
Ý 2 |
Nguyên nhân của vấn đề đó? |
|
Ý 3 |
Ý kiến giải pháp của bản thân về vấn đề? |
|
Kết bài |
Rút ra ý nghĩa của ý kiến được tán thành: Ý nghĩa của vấn đề được tán thành dưới quan điểm của bản thân. |
Bài tập 5 trang 15 VTH Ngữ văn 7 Tập 2
Tự rà soát, đánh giá sau khi hoàn thành bài viết:
STT |
Nội dung đánh giá |
Mức độ đáp ứng của bài viết |
1 |
Đã nêu rõ ý kiến cần được tán thành chưa? |
|
2 |
Đã trình bày tường minh sự tán thành đối với ý kiến được nêu lên để bàn luận chưa? |
|
3 |
Việc tán thành ý kiến đã có sức thuyết phục chưa? Lý lẽ và bằng chứng được nêu lên làm cơ sở cho sự tán thành đã thật sự thuyết phục chưa? |
|
4 |
Đã nói rõ được ý nghĩa của việc tán thành ý kiến chưa? |
|
5 |
Việc dùng từ ngữ, đặt câu, duy trì mạch lạc và liên kết trong bài viết đã đạt yêu cầu chưa? |
Em suy nghĩ để đánh giá bài viết.
Nội dung rà soát |
Mức độ đáp ứng của bài viết |
Đã nêu rõ ý kiến cần được tán thành chưa? |
Nếu ý kiến chưa nêu rõ phần Mở bài thì phải bổ sung |
Đã trình bày tường minh sự tán thành đối với ý kiến được nêu lên để bàn luận chưa? |
Nếu việc tán thành ý kiến chưa được thể hiện thì phải bổ sung ý hoặc tìm phương án diễn đạt phù hợp hơn. |
Việc tán thành ý kiến đã có sức thuyết phục chưa? Lý lẽ và bằng chứng được nêu lên làm cơ sở cho sự tán thành đã thật sự thuyết phục chưa? |
Bổ sung, thay đổi nếu thấy lý lẽ và bằng chứng chưa làm cho sự tán thành đủ sức thuyết phục. |
Đã nói rõ được ý nghĩa của việc tán thành ý kiến chưa? |
Bổ sung nếu thấy ý nghĩa của việc tán thành ý kiến còn được thể hiện mờ nhạt |
Việc dùng từ ngữ, đặt câu, duy trì mạch lạc và liên kết trong bài viết đã đạt yêu cầu chưa? |
Chỉnh sửa những lỗi về từ ngữ, ngữ pháp, bổ dung từ ngữ liên kết nếu thấy giữa các câu, các đoạn còn rời rạc. |
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK