Gạch dưới phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ trong các câu sau:
a. Tôi nghĩ không phải chỉ riêng bà con trong làng mà nói chung mọi người, nhất là lứa tuổi trẻ, đều cần biết câu chuyện này.
b. Những lúc ấy, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối.
c. Tuy chúng tôi còn bé, nhưng tôi nghĩ rằng lúc đó chúng tôi đều đã hiểu được những điều ấy.
Dựa vào dấu hiệu nhận biết phó từ để xác định phó từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ
a. Phó từ: mọi
b. Phó từ: các
c. Phó từ: những
Điền phó từ và ý nghĩa mà mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ trong các câu:
Dựa vào chức năng của phó từ để xác định
Câu |
Phó từ |
Ý nghĩa mà mỗi phó từ bổ sung cho động từ, tính từ trong câu |
a. Và tôi không nghĩ ra được cách gì hơn là thay mặt bà An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va để kể hết chuyện này. |
Phó từ: không |
Bổ sung ý nghĩ về sự phủ định cho động từ “nghĩ” |
b. Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? |
Phó từ: lắm |
Bổ sung ý nghĩa về mức độ của từ “hay” |
c. Chúng tôi cũng đứng dậy cõng những bao ki-giắc lên lưng và rảo bước về làng. |
Phó từ: cũng |
Bổ sung ý nghĩa về sự tiếp diễn tương tự với việc ở phía trước. |
d. An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không? |
Phó từ: quá, lắm |
bổ sung ý nghĩa về mức độ của trạng thái được nhắc tới. |
Trong phần (4) của văn bản Người thầy đầu tiên, phó từ hãy được lặp lại nhiều lần. Tác dụng của việc lặp lại phó từ hãy:
Đọc kĩ đoạn trích, xác định vị trí của phó từ hãy và nêu tác dụng
Tác dụng của việc lặp lại phó từ hãy, bổ sung ý nghĩa cho động từ phía sau nó, chỉ sự cầu khiến, mệnh lệnh. Từ đó, nhấn mạnh nỗi băn khoăn, trăn trở của người hoạ sĩ.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7) câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật thầy Đuy-sen hoặc An-tư-nai, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 3 phó từ, Gạch dưới các phó từ đó.
Lựa chọn nhân vật để bày tỏ cảm xúc, chú ý sử dụng phó từ
Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khát khao muốn được học hành của các em: “các emchả sẽ học tập ở đây là gì?”. Thầy Đuy-sen quả là có tài và là ngườirất giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi sự ham học.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK