Đọc đoạn trích (từ đầu đến Tôi hay gọi bố chỉ để nghe âm thanh) trong SGK (tr. 59 – 61) và điền các nội dung phù hợp:
1. Cách “nhìn” đặc biệt mà người bố dạy cho nhân vật “tôi” nhận ra những bông hoa trong vườn:
2. “Trò chơi” mà nhân vật “tôi” và bố thường chơi ngoài vườn và trong nhà:
3. Điều giúp nhân vật “Tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ “cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!”
Đọc kĩ đoạn trích (từ đầu đến Tôi hay gọi bố chỉ để nghe âm thanh) trong SGK (tr. 59 – 61) và tìm chi tiết trả lời câu hỏi
1. Cách “nhìn” đặc biệt mà người bố dạy cho nhân vật “tôi” nhận ra những bông hoa trong vườn: Nhân vật “tôi” đã được bố dạy cho cách “nhìn” để nhận ra những bông hoa bằng cách: nhắm mắt lại rồi đi chạm từng bông hoa.
2. “Trò chơi” mà nhân vật “tôi” và bố thường chơi ngoài vườn và trong nhà:Nhân vật chơi còn chơi những trò chơi khác với bố ở trong nhà, luôn đoán đúng khoảng cách và vị trí những đồ vật một cách thần kì.
3. Điều giúp nhân vật “Tôi” có thể biết chính xác tiếng kêu cứu của bạn Tí vang lên từ “cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!”: Cảm giác luyện tập qua các trò chơi với bố.
Đọc đoạn trích (từ Thằng Tí hay đem cho bố tôi những trái ổi đến hết) trong SGK (tr.61 – 63) và điền các thông tin phù hợp:
1. Em có đồng tính với những điều nhân vật bố nói về các “món quà” không?
Lý do:
2. Trò chơi mà người bố nghĩ ra để nhân vật “tôi” cảm nhận về những bông hoa trong vườn là:
Đọc kĩ đoạn trích (từ Thằng Tí hay đem cho bố tôi những trái ổi đến hết) trong SGK (tr.61 – 63) và tìm chi tiết trả lời câu hỏi
- Em đồng tình với những điều nhân vật người bố nói về các “món quà”. Vì trong thực tế, bất cứ ai trong số chúng ta cũng thích được tặng quà. Đó còn là cái nhìn trân trọng của con người tới những điều nhỏ bé xung quanh mình.
- Trò chơi của nhân vật “tôi” với người bố. Khi thì người bố dấu cục kẹo, khi thì bố đố nhân vật tôi nhắm mắt và đoán bố cách bao xa. Nhân vật “tôi” có thể đoán dễ dàng chỉ cần nghe số bước chân.
Nhân vật người bố chủ yếu được miêu tả qua lời kể của nhân vật:
Việc lựa chọn người kể chuyện như vậy có tác dụng:
Cảm nhận của em về tính cách nhân vật người bố:
Đọc kĩ văn bản, chú ý những chi tiết miêu tả nhân vật người bố
- Cảm nhận về tính cách của nhân vật người bố: vui vẻ, hiền lành, yêu thương và quan tâm đến nhân vật “tôi”
- Một số chi tiết khiến em có những cảm nhận đó:
+ Bố làm cho tôi một bình tưới nhỏ, thỉnh thoảng chơi những trò chơi với nhân vật “tôi”
+ Bố quăng chén cơm rồi băng vườn chạy ra khi biết có cậu bé ngã xuống sông.
+ Bố giảng giải cho nhân vật “tôi” về những cái tên và mỗi món quà.
Điền nội dung phù hợp vào bảng dưới đây:
Từ bảng trên, ghi lại nhận xét của em về đặc điểm tính cách của nhân vật “tôi”
Đọc kĩ đoạn trích trang 59, 60, 62 và nêu nhận xét của em về đặc điểm tính cách của nhân vật “tôi”
Cảm nhận, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về thế giới tự nhiên |
Cảm nhận, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bạn Tí |
Cảm nhận, suy nghĩ của nhân vật “tôi về người bố |
- Cảm nhận về khu vườn: đẹp đẽ, tươi mát. - Cảm nhận về những bông hoa: xinh đẹp |
- Cảm nhận về tên của bạn Tí: dễ gần, thân thiện - Cảm nhận về những trái ổi của Tí: hạnh phúc |
- Cảm nhận về bố khi bố dạy cách nhận ra những bông hoa trong vườn bằng cảm giác của đôi bàn tay: yêu thương, gần gũi. - Cảm nhận về bố khi nhắm mắt và chạm tay rồi gọi tên từng món quà: Giàu tình cảm |
Từ bảng trên, ghi lại nhận xét của em về đặc điểm tính cách của nhân vật “tôi”: - Liệt kê những chi tiết tiêu biểu miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật “tôi” về bố và bạn Tí:
+ Tí, Tí!
+ Thằng Tí hay đem cho bố tôi những trái ổi. Nó trèo cây giỏi lắm, nhà nó có một vườn ổi.
+ A! Món qùa của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!
- Những chi tiết đó cho thấy đặc điểm tính cách của nhân vật “tôi”: quý trọng bạn bè, thông minh và tình tế.
Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” đã phát hiện được những “bí mật”
Điều có ý nghĩa mà những bí mật mang lại cho cuộc sống hằng ngày của nhân vật “tôi”
Đọc kĩ đoạn trích từ “Bạn hãy tưởng tượng…” đến hết
- Khi “vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”, nhân vật “tôi” đã phát hiện được những “bí mật” đó là:
+ Hiểu khu vườn nói gì
+ Hiểu bây giờ là mùa gì và bông hoa nào đang nở, tên gì
+ Cảm nhận được tiếng bước chân trong vườn cách bạn bao xa, biết tiếng bước chân đó là của ai.
- Những “bí mật” ấy mang lại rất nhiều điều cho cuộc sống của nhân vật: cách cảm nhận tinh tế, có thể cảm nhận mọi thứ khi nhắm mắt và không bao giờ lạc lối trong khu vườn.
Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về một “món quà” em đặc biệt yêu thích.
Liên hệ thực tế về món quà em đặc biệt yêu thích và viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu.
Gợi ý:
- Đó là món quà của ai?
- Em nhận được khi nào?
- Điều gì khiến em đặc biệt yêu thích món quà đó?
- Món quà đó có ý nghĩa như thế nào đối với em?
Đối với em, sự có mặt của những người thân xung quanh em luôn là một điều quý giá. Nhưng “món quà” em cảm thấy trân trọng và yêu thích nhất đó là người mẹ của em. Mẹ không chỉ là một người mẹ luôn quan tâm và hy sinh mọi thứ cho em, mà mẹ còn là một người bạn bên cạnh em mỗi khi em gặp khó khăn. Có lần, em và cô bạn thân ở lớp có xích mích với nhau, em đã rất buồn, rồi nghĩ rằng phải chấm dứt tình bạn này. Tuy nhiên, mẹ đã nhìn thấy nỗi buồn đó trong em và hỏi han em rất nhiều. Cuối cùng, nhờ có mẹ đứng ra khuyên nhủ, chỉ ra lỗi sai của cả hai nên chúng em đã có thể làm hoà và hội ngộ nhau. Em rất cảm ơn mẹ và cảm ơn cuộc đời đã mang tới cho em một “món quà” quý giá như vậy!
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK