Hiện nay phần lớn dân cư Trung và Nam Mỹ là
A. người Anh-điêng.
B. người Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
C. người gốc Phi.
D. người lai.
Đáp án đúng là: D
Các đô thị lớn hơn 5 triệu dân của Trung và Nam Mỹ chủ yếu tập trung ở
A. phía bắc.
B. phía nam.
C. vùng ven biển.
D. vùng nội địa.
Đáp án đúng là: C
Sự độc đáo của nền văn hoá Mỹ La-tinh là do
A. Trung và Nam Mỹ Có nhiều nền văn hoá cổ.
B. du nhập văn hoá châu Âu.
C. du nhập văn hoá châu Phi.
D. sự pha trộn nhiều nền văn hoá ở Trung và Nam Mỹ.
Đáp án đúng là: D
Ngôn ngữ chính ở Trung và Nam Mỹ là
A. tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
B. tiếng Anh.
C. tiếng Pháp.
D. ngôn ngữ bản địa.
Đáp án đúng là: A
Rừng A-ma-dôn thuộc loại rừng nào?
A. Rừng nhiệt đới.
B. Rừng lá rộng.
C. Rừng lá kim.
D. Rừng cận nhiệt.
Đáp án đúng là: A
Cho bảng số liệu sau:
TỈ LỆ SỐ DÂN ĐÔ THỊ Ở TRUNG VÀ NAM MỸ GIAI ĐOẠN 1950 - 2020
Năm |
1950 |
1975 |
2000 |
2020 |
Tỉ lệ số dân đô thị (%) |
41,0 |
60,7 |
75,3 |
80,3 |
Hãy:
- Tính tỉ lệ số dân nông thôn ở Trung và Nam Mỹ giai đoạn 1950 - 2020.
- Nhận xét tỉ lệ số dân đô thị ở Trung và Nam Mỹ giai đoạn 1950 - 2020.
- Tính tỉ lệ dân nông thôn:
Năm |
1950 |
1975 |
2000 |
2020 |
Tỉ lệ số dân nông thôn (%) |
59,0 |
39,3 |
24,7 |
19,7 |
- Nhận xét: Trong giai đoạn 1950 – 2020, tỉ lệ dân cư nông thôn ở khu vực Trung và Nam Mĩ giảm mạnh: từ 59,0% (năm 1950), xuống còn 19,7% (năm 2020).
Dựa vào hình 1 trang 153 SGK, hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở:
ĐÔ THỊ TỪ 10 TRIỆU NGƯỜI TRỞ LÊN Ở TRUNG VÀ NAM MỸ NĂM 2020
STT |
Tên thành phố |
Quốc gia |
1 |
||
2 |
||
3 |
||
4 |
||
5 |
||
6 |
ĐÔ THỊ TỪ 10 TRIỆU NGƯỜI TRỞ LÊN Ở TRUNG VÀ NAM MỸ NĂM 2020
STT |
Tên thành phố |
Quốc gia |
1 |
Mê-hi-cô Xi-ti |
Mê-hi-cô |
2 |
Bô-gô-ta |
Cô-lôm-bi-a |
3 |
Li-ma |
Pê-ru |
4 |
Bu-ê-nốt Ai-rét |
Ác-hen-ti-na |
5 |
Ri-ô đê Gia-nê-rô |
Bra-xin |
6 |
Xao Pao-lô |
Bra-xin |
Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ khác gì so với quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ?
- Sự khác biệt của quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ so với quá trình độ thị hoá ở Bắc Mỹ:
+ Quá trình đô thị hoá ở Bắc Mỹ gắn liền với quá trình công nghiệp hoá, sự phát triển của công nghiệp.
+ Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mỹ mang tính tự phát. Tốc độ đô thị hoá nhanh trong khi kinh tế còn chậm phát triển đã làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội và môi trường (thất nghiệp, ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, tội phạm,...).
Khu vực Trung và Nam Mỹ còn được gọi là “châu Mỹ La-tinh”, hãy tìm hiểu và cho biết tại sao lại có tên gọi này.
- Khu vực Trung và Nam Mỹ còn được gọi là “châu Mỹ La-tinh” vì: trước đây, phần lớn khu vực này từng là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; ngôn ngữ chủ yếu của các nước này là tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thuộc ngữ hệ La-tinh.
Nêu những lý do cần thiết phải bảo vệ rừng A-ma-dôn.
- Cần phải bảo vệ rừng A-ma-dôn vì:
+ Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật, mang lại nhiều nguồn lợi cho con người.
+ Rừng là “lá phổi xanh” của Trái Đất, nguồn dự trữ sinh học quý giá, giúp điều hoà khí hậu và cân bằng sinh thái toàn cầu.
Dựa vào bảng số liệu trang 155 SGK, hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện diện tích rừng A-ma-dôn ở Bra-xin giai đoạn 1970 - 2019. Nêu nhận xét.
- Vẽ biểu đồ:
- Nhận xét: Diện tích rừng A-ma-dôn giảm dần qua các năm:
+ Từ năm 1970 – 1990: giảm 0,21 triệu Km2
+ Từ năm 1990 – 2000: giảm 0,19 triệu Km2
+ Từ năm 2000 - 2010: giảm 0,17 triệu Km2
+ Từ năm 2010 0 2019: giảm 0,09 triệu Km2
Nêu một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn.
- Một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn:
+ Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng
+ Trồng rừng phục hồi
+ Tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò dân bản địa trong việc bảo vệ rừng.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK