Trang chủ Lớp 7 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức Chương 4. Châu Mỹ Bài 16. Đặc điểm tụ nhiên Trung và Nam Mỹ trang 48, 49 SBT Lịch sử và Địa lý 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Phạm vi của đới khí hậu xích đạo, cận xích đạo: Quần...

Bài 16. Đặc điểm tụ nhiên Trung và Nam Mỹ trang 48, 49 SBT Lịch sử và Địa lý 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Phạm vi của đới khí hậu xích đạo, cận xích đạo: Quần...

Giải và trình bày phương pháp giải 1: a, b, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Bài 16. Đặc điểm tụ nhiên Trung và Nam Mỹ trang 48, 49 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống. Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ phân hoá theo chiều bắc - nam, thể hiện rõ nhất ở...

Câu hỏi:

1 a

Thiên nhiên Trung và Nam Mỹ phân hoá theo chiều bắc - nam, thể hiện rõ nhất ở

A. sự phân hoá cảnh quan.

B. sự phân hoá khí hậu.

C. sự phân hoá địa hình.

D. sự phân hoá khí hậu và cảnh quan.

Lời giải chi tiết :

Đáp án đúng là: D


Câu hỏi:

1 b

Sự phân hoá tự nhiên theo chiều đông - tây ở Nam Mỹ thể hiện rõ nhất ở

A. sự phân hoá cảnh quan.

B. sự phân hoá khí hậu.

C. sự phân hoá địa hình.

D. sự phân hoá khí hậu và cảnh quan.

Lời giải chi tiết :

Đáp án đúng là: C


Câu hỏi:

Câu 2

Điền vào chỗ trống để hoàn thiện câu sau:

Khu vực Trung và Nam Mỹ gồm Trung Mỹ, các đảo, quần đảo trong vùng biển (1)……………..... và toàn bộ lục địa (2)..................................

Lời giải chi tiết :

Khu vực Trung và Nam Mỹ gồm Trung Mỹ, các đảo, quần đảo trong vùng biển (1) Ca-ri-bê và toàn bộ lục địa (2) Nam Mỹ.


Câu hỏi:

Câu 3

Hãy xác định trên hình 2 trang 150 SGK vị trí, phạm vi các đới khí hậu: xích đạo, cận xích đạo; nhiệt đới; cận nhiệt và ôn đới.

Lời giải chi tiết :

- Phạm vi của đới khí hậu xích đạo, cận xích đạo: Quần đảo Ang-ti, sơn nguyên Guy-a-na, đồng bằng Na-nốt, đồng bằng A-ma-dôn.

-Phạm vi của đới khí hậu nhiệt đới: eo đất Trung Mỹ, khu vực chí tuyến Nam ở lục địa Nam Mỹ.

- Phạm vi của đới khí hậu cận nhiệt: diện tích nhỏ ở phía Nam lục địa Nam Mỹ.

-Phạm vi của đới khí hậu ôn đới: cực nam của lục địa Nam Mỹ.


Câu hỏi:

Câu 4

Ghép các ô ở bên trái với các ô ở bên phải sao cho phù hợp.

image

Lời giải chi tiết :

Ghép nối:

1 – b)

2 – c)

3 – a)


Câu hỏi:

Câu 5

Dựa vào hình 1 trang 140 SGK, hãy sắp xếp thứ tự các đồng bằng ở Nam Mỹ từ bắc xuống nam.

a) Đồng bằng A-ma-dôn

b) Đồng bằng Pam-pa

c) Đồng bằng Ô-ri-nô-cô

d) Đồng bằng La Pla-ta

Lời giải chi tiết :

- Thứ tự sắp xếp: c) Đồng bằng Ô-ri-nô-cô => a) Đồng bằng A-ma-dôn => d) Đồng bằng La Pla-ta => b) Đồng bằng Pam-pa


Câu hỏi:

Câu 6

So sánh cấu trúc địa hình của Nam Mỹ và Bắc Mỹ.

Lời giải chi tiết :

Địa hình Bắc Mĩ

Địa hình Nam Mĩ

Giống nhau

- Cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

Khác nhau

- Phía đông là miền núi già

- Hệ thống núi Cooc-đi-e chiếm khoảng 1/2 diện tích lục địa Bắc Mĩ

- Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía Nam

- Phía đông là cao nguyên

- Hệ thống núi An-đet chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mỹ

- Có một chuỗi đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp


Câu hỏi:

Câu 7

Ghép các cột bên trái với các cột bên phải sao cho phù hợp.

image

Lời giải chi tiết :

Ghép nối:

1 – b)

2 – a)

3 – d)

4 – c)


Câu hỏi:

Câu 8

Dựa vào hình 4 trang 151 SGK, hoàn thành bảng theo mẫu sau vào vở:

CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN THEO ĐỘ CAO Ở SƯỜN ĐÔNG AN-ĐÉT

Đới thiên nhiên

Độ cao

Rừng nhiệt đới

1000 - 1 300 m

Rừng lá kim

Đồng cỏ

4000 - 5 000 m

Băng tuyết

Lời giải chi tiết :

CÁC ĐỚI THIÊN NHIÊN THEO ĐỘ CAO Ở SƯỜN ĐÔNG AN-ĐÉT

Đới thiên nhiên

Độ cao

Rừng nhiệt đới

0-1000 m

Rừng lá rộng

1 000 - 1 300 m

Rừng lá kim

1 300 - 3 000 m

Đồng cỏ

3000 - 4 000 m

Đồng cỏ núi cao

4000 - 5300 m

Băng tuyết

5300 - 6 500 m

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK