Đọc và khai thác các đoạn thông tin dưới đây.
1. Sau trận Bình Lệ Nguyên, vua Trần Thái Tông tỏ ý lo lắng và hỏi ý kiến Thái sư Trần Thủ Độ, ông đã trả lời:“Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo.”
2. Khắp nơi quân ta tự động thích vào cánh tay của mình hai chữ “Sát Thát”... Tại điện Diên Hồng, khi được hỏi về kế đánh giặc, tất cả các bộ lão đều đồng thanh hô lớn: “Đánh!”.
3. Thượng hoàng Trần Thánh Tông đến gặp Trần Quốc Tuấn và có hỏi:“Thế giặc như thế, ta phải hàng thôi”. Trần Quốc Tuấn trả lời:“Xin b chém đầu thần rồi hãy hàng”
4. Năm 1285, danh tướng Trần Bình Trọng chỉ huy quân đánh chặn địch để vua Trần và triều đình rút về Thiên Trường. Nhưng do tương quan lực lượng quá chênh lệch, ông bị bắt. Quân giặc dùng mọi thủ đoạn để mua chuộc nhưng ông khẳng khái đáp trả: “Ta thà làm quỷ nước Nam, chứ không thèm làm vương đất Bắc”.
5. Ở Hội nghị Bình Than, vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi, không cho dự bàn. Quốc Toản trong lòng hổ thẹn, phẫn kích, tay cầm quả cam mà bóp nát lúc nào không biết.
Em hãy:
a) Chỉ ra điểm chung về tinh thần kháng chiến của vua tôi nhà Trần.
b) Tìm những từ, cụm từ trong các đoạn thông tin thể hiện tinh thần đó.
c) Nêu nhận xét về tinh thần kháng chiến của vua tôi nhà Trần.
a) Điểm chung: Thể hiện tinh thần yêu nước, quyết tâm đánh giặc, bảo vệ độc lập dân tộc.
b) Những từ/cụm từ thể hiện tinh thần kháng chiến của vua tôi nhà Trần; đầu thần chưa rơi, xin bệ hạ đừng lo; thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát”; đồng thanh hồ lớn: “Đánh!”; chém đầu thần rồi hãy hàng; thà làm quỷ nước Nam, không thèm làm vương đất Bắc; hổ thẹn, phẫn kích, bóp nát.
c) Nhận xét: Trong bất kì hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt thế nào, vua tôi nhà Trần vẫn nêu cao tinh thần yêu nước, quyết tâm, anh dũng đánh giặc. Đó là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên. Và đó cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK