Câu 1
Vì sao bạn Bống trong bài đọc thả cánh cam đi?
Em đọc lại bài đọc trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
Bạn Bống thả cánh cam đi vì bạn nghĩ rằng cánh cam nhớ nhà và nhớ bạn bè.
Câu 2
Tô màu vào những chiếc lá chứa từ được dùng để miêu tả cánh cam trong bài đọc.
Tìm những từ dùng để miêu tả cánh cam trong bài đọc.
Những từ dùng để miêu tả cánh cam trong bài đọc là: xanh biếc, khệ nệ, tròn lẳn, óng ánh.
Câu 3
Thay bạn Bống, em hãy viết lời động viên, an ủi cánh cam khi bị thương.
Em hãy nói lời an ủi cánh cam.
Cậu đừng lo lắng nhé! Vết thương của cậu chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày là sẽ khỏi lại thôi.
Câu 4
Điền oanh hoặc oach vào chỗ trống.
thu h…..
chim ……
mới t…….
l….. quanh
Em đọc kĩ các từ ngữ để điền vần thích hợp.
thu hoạch
chim oanh
mới toanh
loanh quanh
Câu 5
Chọn a hoặc b.
a. Điền s hoặc x vào chỗ trống.
b. Đặt dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm.
- Nhát như tho.
- Khoe như trâu.
- Dư như hổ.
Em quan sát các bức tranh và chữ in đậm để điền chữ và dấu thích hợp.
a. Điền s hoặc x
con sâu, cây xấu hổ, củ su hào.
b. Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã
- Nhát như thỏ.
- Khỏe như trâu.
- Dữ như hổ.
Câu 6
Gạch dưới các từ ngữ chỉ loài vật trong đoạn sau:
Rền rĩ kéo đàn Đúng là anh dế Suốt đời chậm trễ Là họ nhà sên Đêm thắp đèn lên Là cô đom đóm Gọi người dậy sớm Chú gà trống choai |
Đánh hơi rất tài Anh em chú chó Mặt hay nhăn nhó Là khỉ trên rừng Đồng thanh hát cùng Ve sầu mùa hạ Cho tơ óng ả Chị em nhà tằm Tắm nước quanh năm Giống nòi tôm cá. (Về loài vật) |
Em đọc kĩ đoạn thơ, tìm những từ ngữ chỉ các con vật và gạch dưới từ ngữ đó.
Rền rĩ kéo đàn Đúng là anh dế Suốt đời chậm trễ Là họ nhà sên Đêm thắp đèn lên Là cô đom đóm Gọi người dậy sớm Chú gà trống choai |
Đánh hơi rất tài Anh em chú chó Mặt hay nhăn nhó Là khỉ trên rừng Đồng thanh hát cùng Ve sầu mùa hạ Cho tơ óng ả Chị em nhà tằm Tắm nước quanh năm Giống nòi tôm cá. (Về loài vật) |
Câu 7
Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ phù hợp ở cột B để tạo câu.
Em đọc kĩ các từ ngữ ở cột A và cột B để nối cho phù hợp.
Câu 8
Viết câu hỏi và câu trả lời cho mỗi tranh theo mẫu.
M: - Chuột sống ở đâu?
- Chuột sống trong hang
Em quan sát tranh trong vở bài tập và dựa vào mẫu để hoàn thành bài tập.
Tranh 2:
- Ốc sên sống ở đâu?
- Ốc sên sống ở trên lá.
Tranh 3:
- Nhện sống ở đâu?
- Nhện sống ở trên những lưới tơ.
Câu 9
Viết 4 – 5 câu kể về việc em đã làm để bảo vệ môi trường.
G:
- Em đã làm việc gì để bảo vệ môi trường?
- Em đã làm việc đó lúc nào? Ở đâu? Em làm như thế nào?
- Ích lợi của việc làm đó là gì?
- Em cảm thấy thế nào khi làm việc đó?
Em tự liên hệ bản thân và dựa vào mẫu để hoàn thành bài tập.
* Bài tham khảo 1:
Vào cuối mỗi tháng, khu em lại tổng vệ sinh đường xóm một lần. Em cũng tham gia dọn dẹp cùng với mọi người. Mọi người phân công nhau mỗi người làm một việc, người thì quét đường, người thì làm cỏ, nhặt rác,… Em và mấy bạn nhỏ khác được giao cho công việc nhặt rác xung quanh khu tập thể. Chỉ sau 1 giờ, khu em trở nên sạch sẽ và thoáng mát. Ai nấy đều rất vui mừng vì đường vào nhà mình thật đẹp.
* Bài tham khảo 2:
Tuần trước, em và các bạn trong lớp đã tham gia dọn rác trên bãi biển. Chúng em tập trung từ sáng sớm. Bạn nào cũng trang bị đầy đủ mũ nón, bao tay, khẩu trang rồi bắt tay vào việc. Chúng em đi dọc bờ biển, vừa đi vừa nhặt rác rồi thu gom vào bao tải. Sau khi dọn rác xong, chúng em tập kết rác về đúng nơi quy định. Em rất vui vì mình đã làm được một việc nhỏ bé để bảo vệ môi trường biển.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK