Trang chủ Lớp 7 SBT Lịch sử và Địa lí 7 - Kết nối tri thức Chương 2. Trung Quốc và Ấn Độ thời trung đại Bài 5. Ấn Độ từ thế kỉ 4 đến giữa thế kỉ 19 SBT Lịch sử 7 kết nối tri thức: Ấn Độ được thống nhất vào thời gian nào?...

Bài 5. Ấn Độ từ thế kỉ 4 đến giữa thế kỉ 19 SBT Lịch sử 7 kết nối tri thức: Ấn Độ được thống nhất vào thời gian nào?...

Vận dụng kiến thức giải Phần A: Bài tập 1, 2 , 3; Phần B: Bài tập 1, 2, 3 Bài 5. Ấn Độ từ thế kỉ 4 đến giữa thế kỉ 19 SBT Lịch sử 7 kết nối tri thức. Ấn Độ được thống nhất vào thời gian nào?...

Câu hỏi:

Phần A Bài tập 1

1. Ấn Độ được thống nhất vào thời gian nào?

A. 2500 năm TCN.

B. 1500 năm TCN.

C. Cuối thế kỉ III TCN.

D. Đầu thế kỉ IV.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 1, phần a trang 30 SGK Lịch sử & Địa lý 7.

Lời giải chi tiết :

Đầu thế kỉ IV, San-dra Gúp-ta I lên ngôi, thống nhất được đất nước, lập ra vương triều Gúp-ta.

=> Chọn: D

1.2. Sau thời kì phân tán (thế kỉ III TCN - thế kỉ IV), Ấn Độ được thống nhất dưới thời Vương triều

A. Gúp-ta.

B. Đê-li.

C. Mô-gôn.

D. Hác-sa.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 1, phần a trang 30 SGK Lịch sử & Địa lý 7.

Lời giải chi tiết :

Đầu thế kỉ IV, San-dra Gúp-ta I lên ngôi, thống nhất được đất nước, lập ra vương triều Gúp-ta.

=> Chọn: A

1.3. Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược vào

A. giữ thế kỉ XVIII.

B. cuối thế kỉ XVIII.

C. giữa thế kỉ XIX.

D. cuối thế kỉ XIX.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 1, phần c trang 31 SGK Lịch sử & Địa lý 7.

Lời giải chi tiết :

Từ sau thời kì trị vì của vua A-cơ-ba, tình trạng chia rẽ và khủng hoảng ở Ấn Độ xuất hiện trở lại. Vương triều Mô-gôn tồn tại đến giữa thế kỉ XIX, khi thực dân Anh xâm lược Ấn Độ.

=> Chọn: C

1.4. Vương triều Gúp-ta được gọi là thời hoàng kim của Ấn Độ vì

A. kinh tế có những tiến bộ vượt bậc, đời sôngs của người dân ổn định, sung túc.

B. xã hội ổn định, đạo Phật tiếp tục phát triển mạnh.

C. nhiều công trình kiến trúc kì vĩ, tinh xảo được xây dựng.

D. hoạt động thương mại trong nước được đẩy mạnh và Ấn Độ có quan hệ buôn bán với nhiều nước.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 1, phần a trang 30 SGK Lịch sử & Địa lý 7.

Lời giải chi tiết :

Thời kì này, kinh tế Ấn Độ có những tiến bộ vượt bậc. Trong nông nghiệp, công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thuỷ lợi được xây dựng. Buôn bán được đẩy mạnh

Đời sống người dân được ổn định, sung túc hơn.

=> Chọn: A

1.5. Điểm chung nổi bật về sự thành lập của hai vương triều Đê-li và Mô-gôn là

A. đều do người Hồi giáo lập nên.

B. đều do người Thổ Nhĩ Kỳ thống trị.

C. đều do người Mông Cổ thống trị.

D. đều do các vương triều của người nước ngoài và theo Hồi giáo lập nên.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 1 trang 30-31 SGK Lịch sử & Địa lý 7.

Lời giải chi tiết :

người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ đã xâm nhập, chiếm miền Bắc Ấn Độ và lập nên vương triều Hồi giáo Đê-li.

Người Hồi giáo tự nhận là dòng dõi Mông Cổ ở Ấn Độ đã lật đổ Vương triều Đê-li, lập ra Vương triều Mô-gôn.

=> Chọn: D

1.6. Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (156 – 1605) đã thi hành những biện pháp tiến bộ. Đó là biện pháp gì?

A. Xóa bỏ Hồi giáo.

B. Giành nhiều đặc quyền cho quý tộc Mông Cổ.

C. Xoá bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo; khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá Ấn Độ.

D. Xây dựng chính quyền vững mạnh.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 1, phần c trang 31 SGK Lịch sử & Địa lý 7.

Lời giải chi tiết :

Thi hành các chính sách tích cực làm cho xã hội ổn định, kinh tế và văn hoá đạt nhiều thành tựu lớn.

Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo.

=> Chọn C

1.7. Ý ngào không đúng về chữ Phạn của Ấn Độ?

A. Là ngôn ngữ - văn tự để sáng tác văn học, thơ ca.

B. Là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đi thông dụng hiện nay ở Ấn Độ.

C. Trở thành ngôn ngữ - văn tự sáng tạo các bộ kinh “khổng lồ” của Ấn Độ.

D. Trở thành chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 2 trang 32 SGK Lịch sử & Địa lý 7.

Lời giải chi tiết :

Chữ Phạn đạt đến mức hoàn chỉnh, trở thành ngôn ngữ-văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, đồng thời là nguồn gốc của chữ viết Hin-đi ngày nay.

=> Chọn D

1.8. Đặc điểm nổi bật về kiến trúc Ấn Độ là

A. chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo là Hin-đu giáo, Phật giáo và Hồi giáo.

B. tiếp thu những nét tiêu biểu của kiến trúc phương Tây.

C. các công trình kiến trúc được xây dựng chủ yếu bằng gạch.

D. tất cả các đặc điểm trên.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 2, trang 32 SGK Lịch sử & Địa lý 7.

Lời giải chi tiết :

Kiến trúc Ấn Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc của ba tôn giáo lớn: Phật giáo, Hin-đu giáo và Hồi giáo.

=> Chọn A


Câu hỏi:

Phần A Bài tập 2

Hãy xác định câu đúng (Đ) hoặc Sai (S) về nội dung lịch sử và giải thích ngắn gọn câu sai.

A.


Câu hỏi:

Phần A Bài tập 3

Hãy ghép nội dung ở cột A với cột B sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 1 trang 30-31 SGK Lịch sử & Địa lý 7.

Lời giải chi tiết :

Vương triều Gúp-ta: Lãnh thổ Ấn Độ được mở rộng hầu khắp lưu vực sông Hằng, và đến đầu thế kỉ V, đã thống nhất được phần lớn bán đảo Ấn Độ. Kinh tế Ấn độ có những tiến bộ vượt bậc nhờ việc sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thuỷ lợi lớn được xây dựng, buôn bán với nhiều nước trên thế giới.

Vương triều Đê-li: Tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Á với hi vọng thành lập đế quốc Hồi giáo. Mặc dù các ông vua đã cố gắng thực thi nhiều chính sách mềm mỏng để giữ và phát triển đất nước. Nhưng mâu thuẫn dân tộc gay gắt làm bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình.

Vương triều Mô gôn: cải cách bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương, chia đất nước thành 15 tỉnh. Có biện pháp ngăn chặn sự bóc lột nặng nề của quý tộc đối với người dân.

=> Chọn: 1-a,g; 2-d,e; 3-b,c.


Câu hỏi:

Phần B Bài tập 1

a, Hãy lập và hoàn thành bảng những nội dung phù hợp về Vương triều Mô-gôn, Vương triều Đê-li.

Nội dung

Vương triều Đê-li

Vương triều Mô-gôn

Tình hình chính trị

Tình hình kinh tế

Tình hình văn hoá – xã hội.

b, Từ đó, em hãy cho biết đánh giá của mình về vị trí của Vương triều Đê-li và Mô-gôn trong lịch sử Ấn Độ.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung mục 1, phần b và c trang 30 SGK Lịch sử & Địa lý 7.

Lời giải chi tiết :

a,

Nội dung

Vương triều Đê-li

Vương triều Mô-gôn

Tình hình chính trị

- Nhà vua có quyền lực cao nhất.

được chia thành nhiều khu vực hành chính do các tướng lĩnh Hồi giáo cai quản.

- Tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn Độ

- Cải cách bộ máy hành chính từ Trung ương đến Địa phương

- Vua trực tiếp bổ nhiệm quan lại các cấp.

- Tiến hành sửa đổi pháp luật.

Tình hình kinh tế

- Nông nghiệp: Nghề trồng lúa vẫn giữ vai trò quan trọng và được nhà nước khuyến khích phát triển.

- Thủ công nghiệp và thương nghiệp: tiếp tục phát triển. Nhiều thành thị mới xuất hiện, một số hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.

- Đo đạc lại ruộng đất, định mức thuế hợp lí…

- Nông nghiệp, ngoài cây lương thực, nhiều loại cây mới được đưa vào trồng trọt..

- Các nghề thủ công truyền thống và một số nghề khác khá phát triển.

- Tại các thành phố cảng, thương mại là hoạt động kinh tế chính.

Tình hình văn hoá – xã hội.

Thực thi nhiều chính sách mềm mỏng để giữ và phát triển đất nước.

- Phân biệt sắc tộc và tôn giáo gây bất bình trong nhân dân.

- Xây dựng khối hòa hợp dân tộc

- Ngăn chặn sự bóc lột nặng nề của quý tộc đối với người dân.

- Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn hoá, nghệ thuật.

b,

+ Vương triều Đê-li có vai trò lớn trong việc truyền bá và phổ biến Hồi giáo ở Ấn Độ. Kinh tế Ấn Độ thời kì này tiếp tục phát triển với những thành thị xuất hiện, nông nghiệp được khuyến khích, quan hệ buôn bán với nước ngoài. Tuy nhiên, sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo không thể làm tan đi nỗi bất bình trong nhân dân.

+ Vương triều Mô-gôn là triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Vương triều này có nhiều chính sách tích cực để đưa Ấn Độ đạt được bước phát triển mới, nhất là thời kì vua A-cơ-ba: Ông đã thi hành nhiều chính sách tích cực lắm cho xã hội ổn định, đất nước thịnh vượng, kinh tế và văn hoá đạt nhiều thành tựu mới.


Câu hỏi:

Phần B Bài tập 2

Khai thác đoạn tư liệu và quan sát hình sau:

imageEm hãy:

a, Tìm những từ/cụm từ mô tả về đất nước Ấn Độ trong đoạn tư liệu.

b, Từ kết quả câu a, em có nhận xét gì về Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp-ta?

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung đoạn tư liệu và SGK Lịch sử & Địa lý 7.

Lời giải chi tiết :

a, những từ/cụm từ mô tả đất nước Ấn Độ: sự khoan hoá, đời sống sung túc và tự do; vẻ nguy nga, tráng lệ của thành phố và các lâu đài; sự quan tâm của nhà vua, lập các nhà an dưỡng, bệnh xá…

b, Vương triều Gúp-ta là thời kì phát triển của chế độ phong kiến ở miền Bắc Ân Độ trên tất cả các mặt lĩnh vực (kinh tế, văn hoá, xã hội).


Câu hỏi:

Phần B Bài tập 3

Tìm kiếm thông tin và hình ảnh từ SGK hoặc sách, báo và internet, hãy viết bài giới thiệu 10 – 15 câu về một thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX mà em ấn tượng nhất.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào nội dung SGK Lịch sử & Địa lý 7 và sách báo Internet..

Lời giải chi tiết :

Và ngàn năm đã trôi qua nhưng tình yêu sâu sắc, thủy chung của đức vua vẫn ở lại cùng Taj Mahal.

image

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...

Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK