Trang chủ Lớp 7 SBT Khoa học tự nhiên 7 - Kết nối tri thức Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng sinh vật Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào trang 61, 62 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?...

Bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào trang 61, 62 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống: Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?...

Hướng dẫn giải 26.1 , 26.2, 26.3, 26.4, 26.5, 26.6, 26.7 bài 26. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào trang 61, 62 SBT Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống. Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày. Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng...Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?

Câu hỏi:

26.1

Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?

A. Ban đêm. B. Buổi sáng.

C. Cả ngày và đêm. D. Ban ngày.

Hướng dẫn giải :

Mọi sinh vật đều cần có năng lượng để thực hiện mọi hoạt động của cơ thể => Quá trình hô hấp tế bào phải diễn ra liên tục để cung cấp năng lượng.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Cây xanh hô hấp cả ngày và đêm.


Câu hỏi:

26.2

Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Tùy theo từng nhóm nông sản mà có cách bảo quản khác nhau.

(2) Để bảo quản nông sản, cần làm ngưng quá trình hô hấp tế bào.

(3) Cần lưu ý điều chỉnh các yếu tố: hàm lượng nước, khí carbon dioxide, khí oxygen và nhiệt độ khi bảo quản nông sản.

(4) Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong các loại hạt.

(5) Phơi khô nông sản sau thu hoạch là cách bảo quản nông sản tốt nhất.

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Hướng dẫn giải :

Nước, nồng độ khí oxygen, khí carbon dioxide và nhiệt độ là một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới hô hấp tế bào.

Vận dụng những hiểu biết về hô hấp tế bào vào thực tiễn sản xuất (cày, bừa, xới xáo,… làm tăng nồng độ khí O2 trong đất, tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp) và bảo quản nông sản sau thu hoạch bằng các biện pháp phơi/sấy khô, giữ lạnh hay bảo quản trong điều kiện nồng độ khí CO2 cao.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Các ý đúng là: (1), (3), (4).

(2) sai vì làm ngưng hô hấp tế bào thì nông sản sẽ chết nên ta chỉ làm giảm cường độ hô hấp của tế bào.

(5) sai vì có nhiều phương pháp khác bảo quản nông sản tốt hơn như bảo quản ở nhiệt độ thấp, bảo quản trong môi trường có nồng độ CO2 cao.


Câu hỏi:

26.3

Lựa chọn cách bảo quản phù hợp cho các loại nông sản trong bảng bằng cách ghép thông tin ở cột A với cột B.

image

Hướng dẫn giải :

Nước, nồng độ khí oxygen, khí carbon dioxide và nhiệt độ là một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới hô hấp tế bào.

Vận dụng những hiểu biết về hô hấp tế bào vào thực tiễn sản xuất (cày, bừa, xới xáo,… làm tăng nồng độ khí O2 trong đất, tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp) và bảo quản nông sản sau thu hoạch bằng các biện pháp phơi/sấy khô, giữ lạnh hay bảo quản trong điều kiện nồng độ khí CO2 cao.

Tùy từng nhóm nông sản mà ta có cách bảo quản riêng.

Lời giải chi tiết :

1 - d; 2 - a; 3 - c; 4 - b.


Câu hỏi:

26.4

Bạn An đã làm thí nghiệm như sau:

Thí nghiệm 1: Chọn 20 hạt lạc đã được cất làm giống cách đây 3 tháng, ngâm nước và ủ cho hạt nảy mầm.

Thí nghiệm 2: Lấy 20 hạt lạc ở thùng khác, đã được cất làm giống cách đây 1 năm, ngâm nước và ủ cho hạt nảy mầm.

Biết rằng điều kiện nhiệt độ, nồng độ khí oxygen và carbon dioxide, độ ẩm đều giống nhau ở cả hai thí nghiệm; lạc ở hai thí nghiệm cùng giống và thời điểm thu hoạch như nhau.

Em hãy cho biết:

a) Bạn An làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?

b) Em hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích dự đoán của em.

c) Từ thí nghiệm trên, em rút ra kết luận gì?

Hướng dẫn giải :

Nước, nồng độ khí oxygen, khí carbon dioxide và nhiệt độ là một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới hô hấp tế bào.

Bảo quản nông sản là ta cố gắng tìm cách giảm cường độ hô hấp của nông sản để làm tăng thời gian bảo quản.

Lời giải chi tiết :

a) Mục đích thí nghiệm: chứng minh thời gian bảo quản hạt có ảnh hưởng tới hô hấp thể hiện qua tỉ lệ nảy mầm của hạt giống.

b) Dự đoán kết quả: thí nghiệm 1 có số hạt nảy mầm nhiều hơn thí nghiệm 2. Hạt phơi khô làm giống nhưng trong hạt vẫn xảy ra quá trình hô hấp, phân giải các chất dự trữ. Do đó, hạt bảo quản lâu sẽ giảm khả năng nảy mầm.

c) Ngoài các yếu tố như nhiệt độ, oxygen, carbon dioxide, độ ẩm của môi trường thì khả năng nảy mầm của hạt còn phụ thuộc vào thời gian bảo quản hạt giống.


Câu hỏi:

26.5

Sau khi thụ hoạch các loại hạt (ngô, thóc, đậu, lạc,…), cần thực hiện biện pháp nào để bảo quản? Vì sao để bảo quản các loại hạt giống, nên đựng trong chum, vại, thùng mà không nên đựng trong bao tải (cói hoặc vải)?

Hướng dẫn giải :

Nước, nồng độ khí oxygen, khí carbon dioxide và nhiệt độ là một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới hô hấp tế bào.

Vận dụng những hiểu biết về hô hấp tế bào vào thực tiễn sản xuất (cày, bừa, xới xáo,… làm tăng nồng độ khí O2 trong đất, tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp) và bảo quản nông sản sau thu hoạch bằng các biện pháp phơi/sấy khô, giữ lạnh hay bảo quản trong điều kiện nồng độ khí CO2 cao.

Tùy từng nhóm nông sản mà ta có cách bảo quản riêng.

Lời giải chi tiết :

Để bảo quản các loại hạt, cần phơi hoặc sấy khô để giảm hàm lượng nước trong hạt. Nên bảo quản các loại hạt giống trong chum, vại, thùng để ngăn cách hạt với các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ,… của môi trường để tránh hiện tượng hạt hô hấp và nảy mầm. Không nên bảo quản hạt giống trong bao tải (cói, vải) vì bao tải không kín hoàn toàn, hạt vẫn có thể hút ẩm và hấp thụ khí oxygen từ không khí để hô hấp, làm giảm chất lượng và hạt có thể nảy mầm.


Câu hỏi:

26.6

Tại sao trong nhiều siêu thị, rau tươi được đóng gói trong túi nylon có đục lỗ và để trong ngăn mát, trong khi khoai tây, cà rốt lại không cần bảo quản như vậy?

Hướng dẫn giải :

Nước, nồng độ khí oxygen, khí carbon dioxide và nhiệt độ là một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới hô hấp tế bào.

Vận dụng những hiểu biết về hô hấp tế bào vào thực tiễn sản xuất (cày, bừa, xới xáo,… làm tăng nồng độ khí O2 trong đất, tạo điều kiện cho rễ cây hô hấp) và bảo quản nông sản sau thu hoạch bằng các biện pháp phơi/sấy khô, giữ lạnh hay bảo quản trong điều kiện nồng độ khí CO2 cao.

Tùy từng nhóm nông sản mà ta có cách bảo quản riêng.

Lời giải chi tiết :

Sau khi thụ hoạch, các loại rau, củ vẫn diễn ra quá trình hô hấp. Các loại rau tươi có hàm lượng nước cao, cần được bảo quản trong ngăn mát nhằm hạn chế quá trình hô hấp gây giảm chất lượng rau; túi đục lỗ được dùng để bảo quản giúp hơi nước thoát ra trong quá trình hô hấp không đọng lại làm thối nhũn rau.

Khoai tây và cà rốt có hàm lượng nước thấp hơn nên chỉ cần bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng khí.


Câu hỏi:

26.7

Vận dụng kiến thức về hô hấp tế bào trong bảo quản nông sản, em hãy lấy ví dụ cách bảo quản phù hợp với các loại nông sản khác nhau và hoàn thành vào bảng theo mẫu sau:

image

Hướng dẫn giải :

Sử dụng một số kiến thức về bảo quản nông sản để trả lời như:

- Bảo quản ở nhiệt độ thấp

- Bảo quản bằng cách sấy khô, phơi khô

- Bảo quản trong môi trường có nông độ CO2 cao.

Lời giải chi tiết :

image

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay, các dụng cụ thí nghiệm như kính hiển vi, ống nghiệm, hóa chất,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Kết nối tri thức với cuộc sống

- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).

Đọc sách

Bạn có biết?

Môn Khoa Học Tự Nhiên là môn gì? Đây là môn học được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng của các môn Vật Lí, Hóa Học, Sinh Học và Khoa học Trái Đất. Có thể hiểu một cách đơn giản hơn là gộp các môn: Vật Lí, Hóa Học và Sinh Học ở chương trình THCS vào làm một.

Nguồn : Gia sư đất việt

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK